Entry for December 31, 2006 - Nam moi!




Hix, vua sua tuoi xong! Nam moi den, thay minh gia di nhieu qua! Bam roi day! Hix!

Toi nay minh du bua tiec don nam moi cua sinh vien truong dai hoc Mannheim! Hy vong se co nhieu dieu moi me! Opps, it nhat thi ngay dau nam moi minh da:

- Giat duoc quan ao (vi may giat o day toan hong, may say cung the, hix, may ma van con rinh duoc cai may available!?!)

- Log in vao duoc trang web cua chuong trinh hoc (minh da thay doi username va pwd nhung ko nho nen ko the vao duoc, may wa do hoi the nao khi luc lai cai thu thong bao dau tien, minh lieu mang 1 phen va the, ten ten ten, Guten Morgen Frau Giang Pham Thuy....)

Hy vong nam nay se co nhieu dieu tot dep hon nam ngoai!

Frohe Weihnachten!




Frohe Weihnachten!

Hôm nay tôi được sống trong cái không khí Noel thật sự của Châu Âu, khi bên tôi có bao bạn bè, khi chúng tôi cùng nhau ca bài “O Tannenbaum”, một bài thánh ca trong dịp chúa Giáng Sinh ra đời và cùng nhau nhảy múa. Bài hát này được viết bằng nhiều thứ tiếng, và giai điệu của nó làm tôi nhớ đến bài thánh ca trong nhà thờ, khi mọi người cùng hát đón chào Giáng Sinh. Dẫu bên tôi không có nến, không có cành thông, tôi vẫn thấy mình hạnh phúc!

Frohe Weihnachten!

Hôm nay tôi được tặng quà nhiều hơn tôi tưởng. Với tôi, món quà Noel nào cũng quý, bởi nó chứa đựng trong đó cả tình cảm mà bạn bè dành cho tôi. Dẫu có không ghi tên vào list những gì mình thích, nhưng tôi thấy vui lắm, vì tất cả những món quà mà mình nhận được đều thật đáng giá. Cám ơn anh Julius, anh lớp trưởng của tôi, người tặng cho tôi cả bầu trời kiến thức. “Ohne Dich ist alles doof”, tôi hy vọng mọi thứ đến với mình đều tròn trịa như thế. Cám ơn chị Jorge, người làm đẹp cho tôi với chiếc cặp tóc cực kỳ xinh xắn và một lọ nước hoa bé nhỏ. Viên đá mà chị tặng tôi, chắc chắn tôi sẽ giữ nó bên mình như một kỷ niệm thời chúng tôi bên nhau. “Wishing you all the best not only in Christmas but everyday of the year!”. Cám ơn chị Hyessa, người cho tôi những ngọt ngào của từng viên chocolade, và cánh cửa bước vào thế giới du lịch của riêng mình… Chúng tôi đã tặng quà cho nhau trong giai điệu câu hát

I love my Manita, yes I do

I love my Manita, yes I do

I love my Manita, yes I do

I love my Manita, but I want to tell who

Sẽ chẳng bao giờ tôi quên những giây phút bất ngờ và đầm ấm đến như thế!

Frohe Weihnachten!

Chúng tôi đã nói với nhau câu đó khi bữa tiệc kết thúc. Chúng tôi cũng nói như thế với cô Wienand, cô Raffauf, bác Mahnke và bác Kaholfer trước khi chia tay họ. Và chúng tôi sẽ còn nói câu đó cho đến ngày chúa Giáng Sinh ra đời. Bạn bè ơi, hãy nắm chặt tay và cùng nhau đón chào Giáng Sinh, Giáng Sinh của chúa, Giáng Sinh của bạn bè, và Giáng Sinh của lòng mình!

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Wie grün sind deine Blätter

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Wie grün sind deine Blätter

Du grünst nicht nur zur Sommerzeit

Nein, auch im Winter, wenn es schneit

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Wie grün sind deine Blätter

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Du kannst mir sehr gefallen

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Du kannst mir sehr gefallen

Wie oft hat nicht zur Weihnachtszeit

Ein Baum von dir mich hoch erfreut

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Du kannst mir sehr gefallen

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Dein Kleid will mich was lehren

Die Hoffnung und Beständigkeit

Gibt Mut und Kraft zu jeder Zeit

O Tannenbaum, o Tannenbaum

Dein Kleid will mich was lehren.

Co oi!




Mình không nghĩ sẽ gặp lại cô. Vậy mà mình lại gặp. Gặp ngay tại nơi mà mình đang học. Cô vẫn thế, tuy có già hơn trước chút ít. May mà có Passawat mình mới nhớ tên cô (tệ thật phải không!?!). Sau vài lần hò hẹn, mình cùng với 8 đứa nữa cũng tới nhà cô.

Nhà cô ở Worms, một thành phố nhỏ của nước Đức, cách Mannheim 30’ tàu hỏa. Chúng mình đến đó chừng hơn 2h chiều, quanh đi quẩn lại cũng chỉ được có mỗi cái nhà thờ cổ có tuổi thọ chừng 2000 năm. Tên nó là Saint Peter thì phải. Rồi cũng đến lúc cô đón bọn mình. Người Đức đi xe sợ thật đấy. Mình toàn phải ngồi giữa, cô mà lượn bên phải thì mình lăn sang trái, cô mà lượn trái, mình lại như quả bóng bị đá sang bên phải…

Mình bảo cô mua xương bò về nấu phở thì cô lại đi mua barbecued, đến khổ sở mình ngồi lọc thịt, dao thì cùn quá, đến lúc dùng cái sắc quá thì chảy cả máu tay… Mà lâu chứ. Bọn Philippines rán mỗi thịt gà, mà cô còn ướp sẵn cho rồi, nên nhanh ơi là nhanh. Phải tội cái món Việt Nam làm từ đầu bữa đến cuối bữa… May mà mình mua vị phở, nếu không phở của mình sẽ chẳng ra gì mất, vì cô không có nước mắm, không có hành khô, không có gia vị, đại loại là không có những thứ để nấu phở, hix… Cuối cùng, món phở đấy ngon ra phết đấy (đấy là ở trong trường hợp của mình thôi, về nhà mà nấu thế chắc chẳng ai ăn, cơ mà ở đây mọi người khen lấy khen để, chắc thấy mình mất công làm quá đấy mà!?!).

Bọn mình đã có những giờ phút thật vui bên cô, chuyện trò, nấu nướng và ăn uống. Mình lấy lại được cảm giác gia đình trong căn nhà ấm cúng. Cô sống một mình, chồng thì bỏ rồi nhưng vẫn được gọi là “my boyfriend”, con thì hơn 18 tuổi nên sống riêng. Kể ra như cô cũng hơi buồn, nhưng cô quen thế rồi. Vả lại, cô bận bịu suốt, đi dạy suốt, thời gian đâu mà vẩn vơ như cái lũ dở hơi bọn mình chứ…

Căn phòng đầm ấm với tiếng đàn piano của chị Jorge và Hyassea, với những cây nến đỏ thắp trên vòng hoa Noel. Mình thấy thật sự vui khi ở bên cô thế này. Mấy cô trò vui vẻ trò chuyện, và cô bảo năm sau khi trời ấm lên, chúng mình có thể đến đây làm barbecued ngoài trời…

Cô là cô giáo tuyệt vời nhất mà mình từng gặp và từng dạy. Phương pháp sư phạm của cô còn đọng lại trong mình mãi đến tận bây giờ. Mà không chỉ mình khen đâu nhá, bác Kali (Jordan) cũng khen lắm đấy. Mình đã nói với cô rồi, cô sẽ chỉ cho mình những trò chơi đó. Tuyệt! Mình sẽ dò hỏi cô…

Ban toi oi!




Bạn đã không đối với tôi như bình thường. Tôi biết lý do vì sao mà. Cả bạn cũng thế. Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm khác, vậy mà bạn không làm được. Hôm nay, hình như tôi thấy bạn rõ hơn. Chợt thấy buồn!

Tôi đã hát rất nhiều, để tìm lại điểm tựa cho mình. Quê hương luôn cho tôi cảm giác thanh bình, bạn ạ. Những bài hát quê hương làm cho tôi đỡ nhớ nhà hơn, và thấy vững vàng hơn. Tôi nhớ ngày xưa, mỗi lần bị mẹ mắng, tôi toàn ngồi một mình, lục tìm những bài hát về mẹ và nghêu ngao…, dẫu nước mắt có tuôn rơi. Nhưng khi hát xong, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm lắm, hoặc chí ít cũng không nặng nề như lúc đầu…

Đó là lý do vì sao tôi yêu các bài hát Việt Nam đến thế, chứ không phải là những điệu disco hiện đại hay những nhịp điệu Salsa mà bạn vẫn thường thích… Nó đồng điệu với tâm hồn tôi, mang cho tôi sức sống, và nó là tôi.

Tôi sẽ hát bạn nghe, để bạn hiểu thêm về tôi và đất nước tôi, như tôi từng yêu quý đất nước bạn. Mong một ngày nào đó tôi có thể đùa vui với bạn như với tất cả các bạn khác. Bạn nhé!

Asian Night

Chả người nào muốn tổ chức Asian Night, phần vì chúng tôi cũng phải học nhiều, phần vì khách mời toàn là mấy bác đạo Hồi, nhìn đã thấy sợ chứ chưa nói gì đến nói chuyện với nhau. Cũng đã đôi lần chúng tôi “bị” các bác chặn giữa đường hoặc ăn nói những câu sàm sỡ nên đứa nào cũng hoảng… Thế nhưng InWEnt muốn thế, InWEnt muốn chúng tôi tổ chức một cái gọi là “Asian night” để giới thiệu về những cảnh vật thiên nhiên của chúng tôi và những phong tục tập quán mà chúng tôi có.


Bàn bạc mãi, cuối cùng mọi việc cũng đâu vào đấy. Ngoài ba nước Việt Nam, Indonesia và Philippines, chúng tôi còn có những người bạn đến từ Malaysia và Srilanka đến hỗ trợ. Họ cũng tham gia như trong ban tổ chức vậy. Chúng tôi có 1 tuần chuẩn bị, từ ý tưởng cho đến giấy mời cho đến việc toàn bộ công việc tổ chức cụ thể. Chả ai học hành, mà cũng chả có thời gian mà học hành. Vì chúng tôi không confirm số người dự, nên chúng tôi phải đảm bảo số người đến dự là đông nhất có thể. Vì thế, việc chuẩn bị giấy mời rất công phu, và cũng tốn nhiều thời gian nữa. Thực lòng chúng tôi cũng hồi hộp lắm, không biết có ai quan tâm không (vì đội Châu Phi tổ chức tiệc trước chúng tôi chả có ai đến dự cả!?!), nhưng cũng “hơi” tin tưởng rằng nhóm này có nhiều cô gái mà cô nào cũng … “xinh” cả, heheheh…


Không phụ lòng mong mỏi của chúng tôi, khách tham dự khá đông, phải hơn 40 người không kể đội chủ nhà. Đến bác Seiberlich, đại diện của InWEnt, cũng phải ngạc nhiên khi chúng tôi làm công phu đến thế, trang hoàng lộng lẫy thế, lại còn “chuyên nghiệp” nữa. Sau hơn 1 tiếng presentation của 5 nước, chúng tôi lên phòng ăn và nhảy múa tưng bừng. Chúng tôi nghe nói các bác đạo Hồi không thích nhảy múa, có ai mời họ đi nhảy, thế nào họ cũng từ chối. Chính vì thế, chúng tôi chỉ expect chúng tôi nhảy với nhau thôi. Ai dè, bác nào bác nấy nhảy hùng hục như ngựa, cực kỳ phấn khích, làm chúng tôi … sợ. Đội chủ nhà ép vào một chỗ, để cho các bác thoải mái nhảy, chỉ trừ khi bị “mời” nhảy cùng thôi. Cuối cùng, các bác cũng thấm mệt và ra về. Và đó mới là lúc chúng tôi tung hoành. Những người tưởng chừng như không bao giờ nhảy giờ cũng hưng phấn lạ kỳ. Từ bác Arnold già (Philippines) cho đến anh bạn đạo Hồi Agus (Indonesia) và cô bạn Rhea (Philippines), ai ai cũng làm cho mọi người trố mắt ngạc nhiên. Anh bạn người Malaysia thì làm cho chúng tôi cười hết biết, khá vui tính và nhảy cũng rất đẹp….


Còn các món ăn truyền thống thì sao? Ai cũng khen, vì hương vị khá đặc biệt. Đội Việt nam làm 2 món: xôi và nem rán. Nhưng cả hai món này đều là challenge đối với mấy chị em tôi. Vì sao lại thế? Vì bánh đa nem chúng tôi mang từ nhà đi đã hết. Chúng tôi mua phải bánh đa nem của miền Trung, cứng và rất dày. Chị em tôi phải ngồi thấm nước mãi bánh mới mềm ra. Nhưng được cái lại dai, dẫu có quăn queo cũng không rách. Lại còn nhân nem nữa chứ. Khách mời toàn là đạo Hồi nên chúng tôi phải thay thịt lợn thành thịt bò. May mà đến khi nếm thử bánh vẫn … ngon như thường! Còn xôi thì sao? Chúng tôi có ruốc, nhưng các bác đạo Hồi lại không ăn được ruốc. Chúng tôi bò ra làm vừng lạc. Có vừng, có lạc, có muối, nhưng không có chày cối giã. Nhà bếp cũng chả bao giờ dùng nên không mượn được. Chúng tôi qua cửa hàng Việt Nam tỏ ý mượn nhưng chị chủ hàng không muốn. Cũng dễ hiểu thôi, người ta bán hàng mà. Đến lúc cuối cùng, không còn cách nào khác, tôi phải ra cửa hàng nói khó lại. May quá, chị chủ hàng không có ở đấy, mà chỉ có người họ hàng. Chắc họ nghe tôi nói thấy khổ tâm quá nên cho mượn … luôn, mà mượn hẳn hàng xịn đấy nhé, hàng để bán đấy. Mỗi tội nặng. Cối đá mà! May mà tôi đi tàu điện, không có thì chắc gì đã lê về được đến nhà!?! Chuyện vừng lạc coi như xong. Đến chuyện xôi. Ngâm gạo, đỗ thì không có gì khó. Nhưng không có chõ đồ. Mượn được nhà bếp cái gọi là chõ, thì lỗ của nó to quá, gạo đỗ vào lọt hết. Không được! Chúng tôi dùng tạm cái giá rửa rau có những khe hẹp. Lại một công đoạn bẻ tai giá. Cho xôi vào. Đặt xoong lên bếp. Bếp quá bé so với xoong. Bếp yếu. Xôi mãi vẫn là gạo. Chán. Lo. Chúng tôi chuyển sang nấu bằng nồi cơm điện. Không được như ý muốn, nhưng cuối cùng xôi cũng thành xôi. May quá cơ! Và, 3 đĩa xôi của chúng tôi hết vèo!


Asian night kết thúc, chúng tôi thở phào nhẹ nhõ. Và sáng nay, hầu như chẳng ai xuất hiện ở căng tin ăn sáng. Ngủ, ngủ và ngủ, đó là việc mà chúng tôi làm sáng nay.


Bây giờ thì tôi đi ăn đây. Đói quá rồi!

Speyer - thanh pho lich su




Tôi đã từng đi thăm nhiều nhà thờ của Châu Âu nhưng chưa ở đâu tôi được biết nhiều như ở Speyer. May mắn vì chúng tôi có được người thày giáo dạy tiếng đi cùng. Ông rất hài hước, nhưng ông hiểu biết rất nhiều về lịch sử, và ông đã kể cho chúng tôi nghe…


Kaiserdom là nhà thờ lớn nhất ở đây. Nó được xây dựng từ thời đế chế La Mã cổ đại. Thời đó giám mục là những người cực kỳ có quyền thế, có ảnh hưởng tới toàn bộ vùng và luôn là lực lượng đối kháng với nhà vua. Nhà thờ này không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là nơi sống và nơi an nghỉ của các thời giám mục ở đây. Kiến trúc của nhà thờ cũng mang nét đặc trưng của thời La Mã, tuy đơn sơ nhưng thời ấy lại rất có ý nghĩa với mọi người. Thày kể, thời đó nhà nào cũng kín, không có cửa sổ, và vì thế, họ muốn đến nhà thờ, vì nhà thờ rất cao, và bên trên có rất nhiều cửa sổ, ánh sáng tràn vào từng góc của nhà thờ mang đến sinh lực mới cho con người. Cũng có lẽ vì thế đức tin của người dân vào nhà thờ là rất lớn. May mắn thay chúng tôi được chụp ảnh, vì thế bạn có thể thấy hơn một nửa bức ảnh tôi chụp là về nhà thờ này. Cái khác của nhà thờ này là, chúng tôi được đi thăm toàn bộ khu an táng của các thời giám mục. Người quan trọng nhất, cũng là người đã xây nên cái nhà thờ này, có mộ được đặt chính giữa, còn lại các thời giám mục khác được đặt bên cạnh. Trong các hốc tường cũng là các mộ, tôi cũng không chắc là mộ của ai, nhưng nhỏ hơn khu vực trung tâm. Kiến trúc ở đây cũng giản dị như thế, tường gạch nâu đỏ, song sắt đen, lối đi trần, nhuốm một màu cổ kính…


Đối diện với khu hầm mộ là nơi cầu nguyện, phía trước là một cái giếng, giờ thì cạn nước rồi, nhưng thày bảo cái giếng đó để nước thánh, tắm cho những đứa trẻ mới ra đời. Tôi không hiểu nhiều về tín ngưỡng, nhưng vào những nơi thiêng liêng như thế, tôi thấy mình cần phải cẩn trọng…


Sau Kaiserdom, chúng tôi được đi thăm khu nhà dành riêng cho những người Do Thái. Khu này được gọi là Jedenshof. Thày tôi kể, ngày ấy, người Do Thái đã bị phân biệt đối xử rồi. Họ không được phép ở trong thành phố, mà phải ra ở một khu riêng biệt. Kiến trúc nơi đây tôi thấy na ná Việt Nam, với những bức tường gạch đơn sơ trần trụi… Di tích không còn được nguyên vẹn, hầu như đã bị phá hủy hết rồi, chỉ còn lại vài mảng gạch, bức tường ngăn khu vực của người phụ nữ, và căn hầm xuống nơi sinh hoạt tinh thần của người Do Thái. Bây giờ trông nó như cái bể nước ở quê tôi, nhưng nếu bạn xuống dưới đấy, nó là cả một khu nhà lớn. Đặc biệt ở tận cùng là Mikveh – the Ritual Jewish Bath, dịch ra tiếng Việt là bể tắm hành lễ của người Do Thái. Theo quan niệm tín ngưỡng, bể tắm này được dùng để rửa sạch mọi tội lỗi của các con chiên. Mỗi người sẽ ngâm mình trong dòng nước thiên nhiên ấy. Lượng nước quy định trong bồn tắm là 1000 lít. Và, nước sẽ tự luân chuyển (ra sông) để đảm bảo lượng nước thiên nhiên ấy là trong sạch nhất.


Cám ơn thày đã cho tôi hiểu nhiều hơn về vùng đất bé xíu này của nước Đức, về những đạo luật khắt khe đối với người Do Thái, và một thời trị vì của đế chế La Mã.


 


p.s. Nếu bạn muốn xem ảnh về Kaiserdom và Jedenshof, bạn có thể ghé trang web của tôi: http://giangpt.multiply.com

Zürich - thu va dong




Thu nhường bước cho đông, Zurich thay áo mới. Ngày tôi đến, thành phố vẫn còn cố giữ lại cho mình những khoảnh khắc của mùa thu. Gió! Lá vàng bay! Cuốn mùa thu đi! Và chúng tôi đi trong thảm lá vàng, nghe tiếng lá xào xạc, thì thầm lời tạm biệt. Tôi nhớ trời thu Hà nội. Ngày tôi đi, Hà nội cũng đang thu, cảnh thu, người cũng thu, âm thanh cũng toàn của mùa thu. Hà nội thu theo tôi sang tận nơi này, những tấm hình chụp cùng bạn bè bên bờ Hồ Tây, những đoản khúc thu của người nghệ sỹ quá cố, những bông hoa sữa mà hương thơm tựa còn vảng vất đâu đây. Đôi khi tôi tưởng mình đã đi lâu lắm rồi, chỉ muốn được về lại chốn bình yên, nơi ấy có những người tôi yêu thương lắm…


Zurich bé thôi, bé hơn Hà nội, tôi chắc chắn thế, bởi chúng tôi chỉ đi khoảng 4 tiếng là hết thành phố, hết khu trung tâm thôi (tất nhiên rồi), đi ra ngoài thì cũng chẳng có gì. Zurich bé mà đâu đâu cũng thấy nhà thờ và đồng hồ. Đúng là cái nôi đồng hồ của thế giới. Trên nóc nhà thờ nào cũng có một cái đồng hồ thật to, mỗi cái một kiểu khác nhau, nhưng đều rất đẹp. Tiếc là nhà thờ thì không đẹp, tường không đẹp, kiến trúc không đẹp, không cổ kính như tôi vẫn thường nghĩ về nó, ít nhất là như các nhà thờ của Châu Âu. Cũng có những nhà thờ được xây dựng từ rất lâu, như là Grossmunster Kirche với hai tháp song song như tòa tháp đôi. Nhà thờ này do cha Heinrich Bulinger từ thế kỷ thứ 15. Thế nhưng, tôi không thấy nó hoành tráng như các nhà thờ của các vùng khác.


Ấn tượng nhất có lẽ là nơi cầu cảng – trái tim của thành phố. Chim bồ câu dập dờn trên sóng nước, đợi chờ khách bộ hành cho ăn. Chúng đậu thành từng đàn lớn mang đặc trưng rất riêng của Châu Âu. Tôi nhớ lại những câu chuyện cổ tích, nhưng bộ phim cổ lãng mạn của vùng đất này, và thấy vui vì giờ mình đang đứng đây, giữa lũ bồ câu hiền hòa và thân thiện. Không chỉ có bồ câu, thiên nga ở đây cũng nhiều lắm. Chúng cũng đòi ăn, mà đòi ăn một cách rất nhiệt tình. Đứa nào trong chúng tôi cũng muốn chụp với thiên nga nhưng chỉ sợ nó mổ tay nên không ai dám lại gần. Tôi cũng chụp được vài ảnh thiên nga, trông cũng không đến nỗi ... xấu lắm, mang về làm quà chắc cũng ... được… Dọc bờ sông, người ta làm những cái ghế gỗ cho khách bộ hành nghỉ và ngắm cảnh sông nước. Tôi chợt nhớ đến những bức hình của hai người ngồi ngắm cảnh hoàng hôn bên sông, nước sông xanh thẫm màu chiều, đôi ba cánh chim chao qua chao lại, yên tĩnh mà đẹp đến lạ lùng. Mong sao trái đất ngừng quay, để tôi được lặng mình trong cái không gian thấm đẫm ký ức đấy...


Cầu cảng nhìn từ phía nào cũng đẹp. Nếu nhìn từ trên xuống, bạn sẽ thấy sông nước một màu xanh. Từ cầu cảng nhìn lên, thành phố chìm trong sắc vàng. Chim bồ câu và thiên nga nhảy múa khắp nơi. Làn nước lặng trong cái chớm lạnh của mùa đông. Tưởng như đối nghịch nhau, nhưng tất cả những cái đó tạo nên buổi giao mùa, rất đẹp và rất đáng nhớ… Tôi thích nhất mà mấy tấm hình chụp ở cầu cảng. Sông mênh mông thăm thẳm nối trời với đất. Mặt nước xanh màu xanh yên lặng. Không gian đấy khiến tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm.


Tạm biệt Zurich của tôi!


 


p.s. Nếu bạn muốn xem ảnh về Zurich, hãy vào trang web của tôi nhé: http://giangpt.multiply.com

Entry for November 13, 2006




Thế là mình đã ở Mannheim được 11 ngày rồi đấy. Chẳng có cảm giác gì là yêu thích nơi này cả. Có lẽ vì mấy bạn Peru khen nó quá nên mình cũng expect nhiều. Thế nào nhỉ? Thành phố bé thôi. Cái gì cũng xây mới, chẳng còn nét cổ kính như các thành phố khác của Châu Âu. Đường phố không sạch sẽ, vì mọi người cũng xả rác hồn nhiên như ở Việt Nam vậy , tất nhiên là sạch hơn một tý. Có cái Wasser Turm (tháp nước) thì giờ đã không còn nước nữa rồi. Mà người ta chỉ mở cửa có một lần trong năm, hình như vào mùa hè thì phải. Còn đâu mọi người cũng chỉ lên đến đó và nhìn ra xung quanh khu trung tâm thôi. Mà các đường phố ở đây cũng lạ. Ở khu trung tâm, người ta không gọi tên phố, mà phân lô A, B, C, … và số thứ tự 1, 2, 3, 4, … Chỉ có vành đai ngoài mới có tên thôi… Kể ra thì cũng hơi tiện lợi, vì nếu có ai lạc đường thì cứ hoặc là tìm đến nhà ga trung tâm (gọi là Hauptbahnhof), hoặc là cứ tìm ra lô nào có số thứ tự là 1, chắc chắn ở đấy có xe điện (gọi là Strassenbahn, hoặc là Tram). Thành phố nhỏ quá nên người ta đã đào hệ thống Metro rồi mà không làm vì đắt quá khi sử dụng. Chán vậy đấy!


Thành phố bé tý này nằm trên hai con sông Rheins và Neckar. Hôm nọ vác máy ảnh ra chụp cảnh thành phố nhưng nhìn đâu cũng thấy chán, thế là lại thôi. Hai bên bờ sông người ta không quy hoạch lại, cũng không lát gạch cho người đi bộ nên chẳng có ai ở đó cả, gạch đá lổn nhổn như … Việt Nam!?! Mình chỉ thấy đẹp ở hàng đàn vịt trời đậu dưới mặt nước, nhất là những buổi chiều tà. Trông chúng mới đáng yêu làm sao…


Ngày cuối tuần đầu tiên, mình với Trang định bụng đi Bỉ, nhưng trượt, vì tra giá vé tàu thì … hoảng, hơn 90€ cho một người dưới 26 tuổi đi một chiều. Mà mình thì lại vượt quá tuổi đó rồi chứ. Hai chị em ngậm ngùi hủy kế hoạch, chuyển sang đi Heidelberg cùng mọi người. May thay, kế hoạch này lại được InWEnt tiếp quản, free!!! Mình đang háo hức đi thì đột nhiên mấy bác hướng dẫn viên lại gộp mấy ông già Arab vào. Chán chết! Mà họ đi chậm như rùa vậy… Nhưng Heidelberg cũng đẹp, dẫu không đẹp như trong trí tưởng tượng của mình. Heidelberg là một thung lũng nằm bên bờ sông Neckar. Trên đồi cao là cả một quần thể lâu đài từ thời vua Louis … Lâu đài được xây bằng đá, và rất rộng. Nhưng, Pháp đã kéo đến và phá tan tất cả. Họ phá bằng mìn, và pháo. Mình còn nhớ cả một phần của lâu đài bị đổ sập, dọc từ trên xuống. Rất nhiều khu cũng bị phá tan hoang như thế. Mình còn nhớ láng máng lời người hướng dẫn viên: “… Trước khi Pháp rời khỏi đây, họ đã đặt mìn vào toàn bộ ngôi nhà này. Và, mìn nổ. Nhưng cũng còn rất nhiều quả mìn không nổ. Chính vì thế, ngay cạnh phần ngôi nhà bị đổ sập là một phần còn nguyên vẹn, không mảy may bị ảnh hưởng….. Trước khi có chiến tranh, trước mặt tòa lâu đài là cả một khu vườn rộng lớn, cực kỳ rộng lớn là đằng khác. Nhưng, sau chiến tranh, tất cả là một đống đổ nát. Sau vài ba năm hòa bình lập lại, người dân ở đây rất rất nghèo. Họ phải lấy khu vực này làm khu vực trồng khoai tây và cà chua để sống qua ngày. Bây giờ thì toàn bộ khu vực này được lấy làm khu vực du lịch, và cũng chẳng thể tìm được 1khu vườn nào như thế nữa…” Bác này còn nói “… Thực ra chính quyền ở đây cũng đã lập kế hoạch tu sửa khu vực lâu đài này. Họ đã làm, và thất bại. Sau một vài nỗ lực, họ quyết định giữ lại những gì nguyên vẹn của lịch sử, như là mình chứng cho một thời máu lửa nơi đây.” Mình cũng nghĩ may mà họ giữ lại, chứ nếu họ sửa thì chắc chẳng còn gì mà xem nữa…


Ở Heidelberg còn có một cây cầu cổ. Nhưng nói thực là mình cũng chẳng có thời gian mà biết nó cổ như thế nào nữa. Cũng tại mình kéo cái Trang đi mua con búp bê nên bị tụt lại phía sau. Thế rồi hai đứa chạy thục mạng mà mãi không tìm thấy đoàn. Lại còn bị con chó bécgiê sủa nữa chứ. May mà chủ của nó giữ lại kịp, nếu không chắc mình bị nó thịt rồi cũng nên. Hú vía! Mình hoàng thực sự. May mà cuối cùng hai đứa cũng nhớ ra mục tiêu là cây cầu cổ, và chạy ngược về. Mình đến thì mọi người bắt đầu tan, thế nên chẳng kịp nghe bác hướng dẫn viên nói gì… Nhưng cây cầu này không có tên, ngay cả người Đức cũng chỉ gọi nó là Altbrücke (tức là cây cầu cổ) mà thôi… Từ cây cầu già, mình có thể nhìn lại toàn bộ quần thể lâu đài một lần nữa, trong sương khói bàng bạc của những ngày đầu đông ở vùng thung lũng này…


Mình cũng chụp nhiều ảnh ở nơi này, nhưng thực sự mình không thấy đẹp. Heidelberg đẹp chỉ để ngắm, chứ không phải để lưu lại hình ảnh. Dù gì mình cũng sẽ post ảnh lên để lưu lại kỷ niệm của mình ở nơi này.

Entry for November 05, 2006

O day chan that day, chang co nhieu ban be, duong pho chang vui nhon, hoc thi ko hoc, choi cung chang co cho ma choi, toi ngu ko duoc, vao internet thi han che, anh thi ko upload len duoc, email viet thi bi tra lai mac du dia chi van dung va nguoi khac van gui duoc, phù, thay met kinh!!! Khong hieu minh se song 3 thang o day the nao. Ma lai la mua dong nua chu. The ma moi nguoi cu khen la dep lam. Bo chieu!


Cha le cu keu chan mai. Hai nhoc kia chang chiu len lam bai tap gi ca, de minh cu phai doi the nay. Con com trua nua chu, huhu, sao ma minh phai lam lam viec the????

Entry for October 30, 2006 - Cam xuc dau dong....




Bài viết này mình viết từ hai hôm trước, nhưng không access internet để up lên được.....


Gió ào ào, rừng cây trút lá, tưởng chừng không bước nổi ra đường.... Mùa đông đã về thật rồi! Mây trên cao che khuất ánh mặt trời. Bầu trời là cả một màu đen xám xịt... Ai cũng kỳ vọng khoảng 10h trời sẽ sáng. Nhưng cho đến tận khi mình ra đường vào giữa giờ chiều, cảnh vật vẫn mang một màu ảm đạm... Nghĩ tới cảnh phải chịu những ngày giá rét ở đây, mình thấy hơi ớn. Chả biết có phải do mình sợ rét không, nhưng nếu suốt cả ngày mà chỉ nhìn thấy một màu xám xịt thì chắc là chết mất....


Mình sắp rời nơi đây rồi. Chỉ còn vài ngày nữa thôi...  Mấy đứa Peru vừa rủ đi sàn nhảy, nói đây sẽ là ngày cuối tuần cuối cùng mình ở đây. Kể ra thì cũng được, anh cũng dặn mình nên đi cho biết, nhưng khi nghĩ đến phải mất 7€ vào cửa và cuộc chơi sẽ kéo dài đến 5h30 sáng, mình từ chối ngay. Người Việt nam nhút nhát quá nhỉ? Hix, chả biết nữa, chỉ biết mai là cả 1 quãng đường dài với 1 đêm không ngủ ở Paris, và mình thì lại đang ... hết xèng... Vả lại, đến 5h30 sáng thì ... e hèm, ù té quyền thôi, mình chịu!!!


Dự định thứ 3 tuần sau bon sinh viên ở đây sẽ tổ chức bữa tiệc chia tay, vì đầu tháng tất cả đều dời đến một nơi khác. Thực ra mình cũng có ý định này rồi, định nói chuyện với chúng nó, nhưng chúng nó cũng giống mình thôi, còn hơn ý chứ, vì bữa tiệc nào cũng nhảy thâu đêm... Mình vừa mới học điệu Salsa, hy vọng hôm đó sẽ múa may quay cuồng chút ít...


Cái mình thấy hay nhất là có thể cóp nhặt nhạc của các nước khác nhau, các châu lục khác nhau. Tính ra bi giờ mình phải có không biết bao nhiêu bài nhạc của châu mỹ la tinh, rồi lại những điệu nhạc hoang dã của châu phi nữa...


Mọi người sống ở đây cũng rất hay! May mà Việt Nam lọt vào danh sách những người được yêu thích, nên làm quen được với rất nhiều người, và cũng được mọi người yêu quý nữa, chứ không như các bác Châu phi hay Trung quốc. Mình lại có cơ hội học được tiếng Tây Ban Nha nữa chứ, nào là "Xin chào!", "Bạn có khỏe không?", "Khoe, con ban?", "Chuc bạn ăn ngon miệng!", v.v... Chỉ nói thôi thì mãi mà mình chẳng nhớ, chắc tại trí nhớ mình kém quá. Nhưng ngày nào gặp nhau, chúng nó cũng chỉ dạy mình câu này, nên hy vọng đến giờ mình có thể nói với chúng nó được...


Buồn cười là mình có thể phổ biến tiếng Việt cho chúng nó. Để xem đã dạy được chúng nó những gì nhé: "Xin chào!", "Khỏe không?", "Chúc mừng!", "Chào chị Giang/em Trang!", "Đi nào!", "Đói không? Ăn đi!", ... Mà tại sao cái thằng Faisal nó cứ thích nói âm "ói" thành "ái" thế nhỉ? Tại nó cứ bảo âm "ái" dễ nói hơn, và nó thích hơn... Cũng đến bó chiếu với thằng ku. Cứ tưởng tượng xem mỗi buổi sáng gặp mình nó lại hỏi "Đ...i không? Đ...'i đi!" thì mình sẽ phải trả lời thế nào đây!?! CÒn một từ nữa chứ, đó là từ "Kinh kinh!". Chả hiểu mình nói với Trang lúc nào mà thằng Faisal nó học được. Từ đó lúc nào nó cũng nói "kinh kinh" nhưng với âm điệu cực kỳ buồn cười, mà nó nói nhiều quá đến nỗi những đứa khác bây giờ cũng chuyên dùng từ "Kinh kinh", cũng để ám chỉ những điều unexpected things, nhưng với âm thanh cực kỳ lạ... Để khi nào về Việt Nam, mình nói thử mọi người nghe xem có buồn cười không nhé?


Hehe, chả hiểu mình định viết về những ngày đầu đông ở đây mà giờ dòng cảm xúc nó trôi đến tận đẩu đầu đâu rồi... Chắc là phải đi ngủ thôi! Mà giờ cũng chẳng access được internet nữa rồi... Hẹn sau upload nhé!


 

Entry for October 26, 2006 - International Night




Mặc dù được báo trước là sẽ rất hay, nhưng tôi vẫn không mường tượng nó hay thế nào… Cứ thử thì biết! Và với tôi, một đêm qua đi thật đáng nhớ!


Giới thiệu với bạn bè năm châu về Việt Nam, chúng tôi mang đến cho mọi người món nem rán, trang phục áo dài và giai điệu múa sạp. Thì cũng vẫn ngần ấy thứ như bao người Việt Nam khác thường tự hào khi ra nước ngoài, nhưng với các bạn của tôi ở đây, thì Việt Nam quả là một đất nước hấp dẫn với toàn những điều mới lạ…


Áo dài


Khi hai chị em tôi đi lên hội trường, thì những tiếng “ồ” lên không ngớt… Không những bởi vì trang phục lạ mà áo dài còn tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam, đằm thắm mà vẫn “hấp dẫn” đến lạ kỳ… Trang phục dân tộc thì đâu đâu cũng có, nhưng với họ, áo dài quả là … hiếm thấy! Chúng tôi tự hào vì những ấn tượng đầu tiên của bạn bè với nền văn hóa Việt Nam. Chả thế mà, ai ai cũng tranh nhau chụp ảnh với chúng tôi, đến nỗi sau này nhìn ảnh thỉnh thoảng chúng tôi không còn cười nữa mà chỉ là “nhe răng”, heheh…


Nem rán


Cái quy trình làm nem rán nó mới buồn cười. Đã phải đi chợ từ hôm trước để mua thịt băm, hai chị em vào REAL, nhưng lại quay ra vì nghĩ bụng ALDI sẽ rẻ hơn nhiều. Chẳng mua gì, mà hai chị em tôi phải đứng xếp hang ngoài quầy tới hẳn 15’, vì không biết làm thế nào để có thẻ one-way để đi ra lối dành cho người không mua gì. Ngặt một nỗi, mình nói tiếng Anh, họ nói tiếng Đức, sau những nỗ lực nhất định, hai chị em đành quay ra quầy tính tiền xếp hàng chờ lượt ra. Ấy thế mà, những người xếp trước chẳng ai có ý định nhường chỗ cho hai chị em, mặc dù biết là mình không hề mất thời gian của họ, hix, và họ thì mua bao nhiêu là đồ…. Rồi, khi ra đến ALDI, tìm vội quầy thịt thì thấy thịt chả ngon gì cả, hai chị em đành méo mặt quay lại REAL… Thật hết biết!


Tan lớp lúc 3h chiều, hai chị em tôi hì hục chuẩn bị mọi nguyên liệu để làm 40 cái nem. Dụng cụ làm bếp thì thiếu trầm trọng, khiến chúng tôi mất hơn 3 tiếng để hoàn thiện món này. Nhìn thấy mà thèm! Nhưng mấy chị em ráng nhịn, cũng vì chẳng còn thời gian mà thưởng thức nữa! Ấy thế mà, 40 cái nem của chúng tôi, mỗi cái cắt làm ba, cũng hết vèo… Thậm chí tôi và Trang chẳng thưởng thức được cái nào, tiếc thật!


Thế nhưng, có thể đảm bảo rằng món ăn này, nếu xếp hạng, cũng vẫn luôn nằm trong top two. Chẳng lẽ lại nói top one, vì chẳng có món ăn của nước nào ngon như là của Việt Nam cả. Chúng tôi cười rung rinh, khi trong bụng không có lấy một hột gạo… Chúng tôi tự hào về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam!


Múa sạp


Điệu múa dân gian này đã tốn của chúng tôi biết bao nhiêu công sức. Lĩnh hội ý kiến anh Dũng, tôi nói với hai đứa và được ủng hộ nhiệt tình. Vấn đề là làm thế nào để có tre. Đinh ninh đây là một điều đơn giản như bao điều đơn giản khác ở Việt Nam, chúng tôi hăng hái hỏi Giáo viên liên lạc. “Nếu em mua ở đây thì đắt lắm! Mà tự tìm thì cũng không có đâu!”. Chưng hửng! Nhưng, cái “niềm tin” vào một người “siêu phàm” có thể giúp chúng tôi thực hiện điều này vẫn đầy ắp trong đầu ba đứa, thế nên, chúng tôi vẫn chọn đây là nhánh chính trong “chương trình biểu diễn” của mình. Lao vào tìm nhạc và hình ảnh điệu múa, cuối cùng chúng tôi cũng được toại nguyện. Còn tre? Hỏi đến nút hy vọng cuối cùng cũng chả có gì khả quan, chúng tôi chùn bước. Chợt nhìn thấy cái cán chổi lau nhà, Vinh tìm tòi và biết được nó có thể tháo ra. Tuyệt! 9 tầng nhân với hai chổi/tầng, chúng tôi thừa sức sáng tạo. Ấy thế nhưng, trời có chiều lòng người đâu! Đến khi đi xin thực tế, chúng tôi mới bổ chửng ra là, cả 9 tầng đây chúng tôi chỉ mượn được có 3 cái, cộng thêm với cái của phòng tôi là 4. Chấm dứt ý nghĩ này, tôi bàn với hai đứa hay chuyển sang hát nhiều bài hơn. Nhưng Trang mượn được thêm 4 cây nữa của các bác nhà bếp, cuối cùng chúng tôi cũng có đủ số lượng tối thiểu theo yêu cầu. Thì bạn bảo, trưa hôm đó mới mượn được thì tập múa sạp vào đâu. Đoàn Việt Nam chỉ có 3 người nên chúng tôi còn phải nhờ các bạn Philippines gõ gậy nữa. Cũng chẳng có thời gian để làm việc này, thế nên, cái điệu múa sạp ấy thật là buồn cười. Đầu tiên là nhạc. Không hiểu sao mà hai cái mic chĩa vào loa, ấy vậy mà chẳng ai nghe thấy tiếng nhạc… Tôi đồ là họ không biết cái loa ở đâu nên không chĩa đúng. Kế đến là gậy. Gậy quá ngắn để có thể biểu diễn một cách thoải mái. Tôi và Trang định bụng sẽ cầm tay nhau múa, ấy vậy mà một người đứng cũng chật. Thêm cái áo dài cứ lòe xòe, tôi cầm béng hai bên ống quần mà nhảy ụm xọe… Còn các bạn Philippines nữa chứ. Hình như “bloody” quá hay sao mà các bạn gõ nhanh kinh khủng, chắc cũng vì không nghe thấy nhạc, đến nỗi chúng tôi cũng lắc đầu đứng ngoài chứ không thể nào nhảy vào trong… Còn các bạn tham gia chơi thêm thì không ai nhảy được cái nào, cứ loạng quạng sao cho không ngã là đã “hú hồn” lắm rồi… Trò chơi kết thúc nhanh chóng vì không ai dám nhảy vào “lửa”, nhưng cũng thật là vui!


***************


Sẽ thật là thiếu sót nếu tôi không kể bạn nghe về những điều thú vị mà tôi thấy được từ nên văn hóa các nước khác. Đầu tiên phải kể đến đất nước Peru với điệu nhảy gần như là điệu nhảy bò tót. Tôi ngợp trong cái không khí vui nhộn tuyệt vời của điệu nhảy, với trang phục truyền thống là cái váy 3 tầng lòe xòe cho nữ và bộ quần áo đen thắt đai cho nam. Với cái khăn giấy làm vật gọi mời, họ thực sự đã cho chúng tôi sống lại những đấu trường bò tót thời kỳ La Mã….


Tôi cứ ấn tượng mãi về vở kịch múa của Honduras. Mấy người múa đeo tất giấy vào mặt làm mặt nạ, làm chúng tôi không dám lại gần, vì không biết là ai… Họ nhảy vào trong tiếng nhạc vui tươi dồn dập. Họ nhảy múa trong bộ quần áo thùng thình của nam giới, khiến bao người mắt tròn mắt dẹt nhìn không chớp… Thế rồi, một cô không biết từ đâu đến, tay nâng hai ngực như hai trái bưởi to, xúng xính đi vào trêu gẹo hai chàng kia… Hết cô nàng đỏng đảnh lại đến một mụ phù thủy đeo mặt nạ nhày vào dọa nạt… Đại loại thế chứ tôi cũng không biết rõ nội dung, chỉ thấy buồn cười và thật là ấn tượng… Đến tận bây giờ tôi vẫn không  biết hai bạn đóng vai đấy là ai, nhưng họ đã mang đến cho chúng tôi những giây phút thật sảng khoái!


Thế còn các bạn Mozambique? Họ thực sự không ấn tượng với tôi mấy nhưng giai điệu nhảy của họ thì tuyệt vời, hoang dại như núi rừng Châu Phi. Dự định hôm nay mượn lại đĩa nhạc của họ để copy mà tôi lại quên mất. Nhưng chắc chắn khi về Việt nam, tôi sẽ để bạn nghe nếu bạn muốn, và tôi chắc rằng bạn cũng sẽ có cảm xúc như tôi…


Phần cuối bữa tiệc bao giờ cũng là nhảy… Và tôi thực sự bị cuốn hút vào cái mảnh sàn bé tý ấy. Mặc dù đã từ chối mấy lần nhưng cuối cùng tôi vẫn bị lôi vào nhảy điệu Salsa, vũ điệu quen thuộc của Châu Mỹ La tinh, cái hồn của mảnh đất nhiệt đới này. Thực sự là không biết nhảy, nhưng phải công nhận rằng anh bạn Honduras đưa rất khéo, đến nỗi tôi cũng phải tới khi nhạc hết hẳn mới dừng….


Với tôi, đây thực sự là một đêm đặc biệt và sẽ không bao giờ tôi quên những người bạn vui tính ở đây, những người bạn thực sự sống với nhau trong vòng một tháng, đến từ khắp mọi nơi…. Sẽ không bao giờ quên anh Magued đã ghi hình lại những thước phim sống động của đêm hội, sẽ không bao giờ quên được Ẻic, nghệ sỹ nhiếp ảnh đã cho chúng tôi những bức hình thật ấn tượng, cũng không quên được những người bạn Philippines đã giúp chúng tôi hoàn thành “sứ mạng” của mình, và cũng sẽ không bao giờ quên được tất cả bạn bè đã chia sẻ cùng chúng tôi những giây phút tuyệt vời của đêm hội InWEnt…

Entry for October 18, 2006 - Di trong tieng chuong giao duong




Một lời mời chân thật, một quyết đinh nhanh… Chúng tôi có mặt trên tàu đi thăm Strasbourg, một thành phố nhỏ của nước Pháp giáp với Đức. Nếu bạn đã từng đến đấy, chắc bạn cũng sẽ như tôi, cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình mà quyến rũ của nó. Mùa thu khoác một màu vàng óng ả lên bầu trời cao vắt, lên từng hàng cây lá đổ muôn chiều, lên từng thảm cỏ xanh ngắt một màu non. Ánh vàng len trong mỗi bước tôi đi, lan trong tiếng chuông giáo đường và hòa vào bản tình ca của nhóm nhạc đường phố. Tất cả đều mang tâm hồn Pháp, lãng mạn đến tuyệt vời….


Chúng tôi đi thăm quanh thành phố trên con tàu du lịch. Thành phố trên sông bao giờ cũng cho tôi cảm giác thanh thản đến lạ kỳ. Và, tôi như được trải qua lịch sử của thành phố này, với những ngôi nhà và tòa lâu đài cổ đã được xây dựng từ thập niên 50-60.  Nét cổ kính vẫn còn lưu lại đây, với những thanh gỗ xây lẫn với gạch trong mỗi tòa nhà, vừa chống đỡ sức nặng như cột kèo, vừa như mang đến cho từng ngôi nhà đường uốn lượn tuyệt mỹ. Màu trắng của tường sơn quyện với màu nâu trầm của từng thớ gỗ đã biến khu phố này thành một phần tâm hồn của nước Pháp, một “Régent Petite France”. Còn tuyệt hơn nữa vì chúng được quyện với từng chùm hoa đỏ chói trên mỗi ban công, mang sức sống đến cho sự cổ kính ấy. Một sự phối hợp làm say lòng người!


Tôi quả thực ấn tượng với cái cách điều chỉnh dòng nước trên dòng song ấy. Nói thực là tôi cũng không biết gọi thế nào cho chính xác, nhưng đó là nơi những bước tường gạch được dựng lên từ khoảng năm 1869, hai đầu là hai cửa chắn nước. Khi tàu chúng tôi vào trong đó, một cửa sẽ được đóng lại trong khi cửa đầu kia được mở ra, để cân bằng lượng nước ở cả bên trong và bên ngoài. Có nghĩa là, có những lúc mặt nước rất cao nhưng có chỗ khác lại rất thấp, và chúng tôi cũng theo đó dập dềnh ngắm cảnh trời mây.


Chúng tôi đã đi qua rất nhiều nhà thờ lớn nhỏ, nào là Sainte-Madeleine, Saint-Nicolas, Saint-Thomas, Saint-Jean, Saint-Pierre-le-Jeune và Saint-Paul nữa. Kiến trúc của các nhà thờ này dẫu có khác nhau đôi chút nhưng vẫn mang những nét cổ điển của nước Pháp – trầm lắng và uy nghiêm. Nhưng tôi muốn kể bạn nghe Nhà thờ lớn nằm ở trung tâm thành phố. Đấy là tên tôi tự đặt chứ thực nó không có tên. Nó chỉ được gọi là “La Cathedrale Notre-Dame de Strasbourg”. Nó quả thực là rất ấn tượng. Với chiều cao khoảng hơn 140m, Nhà thờ đứng đó, uy nghiêm mà tráng lệ đến lạ lùng. Nhà thờ mở cửa cho khách tham quan từ 12h30, và điều tôi ấn tượng đầu tiên là những ngọn nến cầu nguyện dọc hai bên nhà thờ. Thắp nến lên, và cầu nguyện, người ta tin rằng ước muốn của bạn sẽ trở thành sự thật. Ánh sáng của những ngọn nến đã làm sáng lên nhà thờ, quyện với ánh sặc sỡ của những cánh cửa sổ được ghép lại bằng các miếng thủy tinh màu khác nhau đã khiến cho tôi có cảm giác choáng ngợp. Một nét kiến trúc đặc trưng của Châu Âu! Khi vào trong, trước mắt tôi là một cái đồng hồ khổng lồ, trên đó khắc tên của rất nhiều vị vua trị vì nước Pháp. Tôi đoán thế thôi chứ thực ra nhiều chữ cũng không biết. Và tôi cũng không biết mục đích của việc dựng lên chiếc đồng hồ đó để làm gì, những nó được gọi là Astronomical Clock, nghĩa là Đồng hồ thiên văn. Nó đẹp, và rất ấn tượng. Nhưng, trên đường tới chiếc đồng hồ đó, bạn sẽ đi qua “Wishing well”, tựa như cái giếng ước muốn, vây. Nó nằm dưới chân bạn, và khi đi qua, bạn có thể bỏ xu và ước một điều ước. Sự chân thành của bạn sẽ giúp ước muốn đó trở thành sự thực thôi.


Sau khi ăn trưa, chúng tôi đi bộ quanh thành phố. Lại là những con phố mà con tàu của chúng tôi đã đi qua, nhưng chúng tôi được nhìn từ 1 góc cạnh khác. Và ở đó, mùa thu đầy gió, cố níu kéo những ngày tháng cuối cùng trước khi nhường cho một mùa đông. Lá khô rơi đầy bên đường, vắt qua dòng song, tràn vào từng ngõ nhỏ. Tôi chợt nhớ mùa thu Hà nội, chắc giờ cũng chuẩn bị cho những đợt heo may đầu…


Tôi tạm biệt Strasbourg với những bước chân hối hả tới ga tàu. Một ngày, một chuyến đi thú vị! Sẽ không bao giờ tôi quên tiếng chuông giáo đường trong mỗi bước tôi đi...


 

Entry for October 09, 2006 - City tour




Chiều hôm qua chúng tôi được đi city tour với tất cả các học viên ở trung tâm, do trung tâm tổ chức. Đây là hoạt động thường xuyên mà tất cả mọi người đều có thể access và enjoy.


2h chiều, chúng tôi khởi hành. Bác hướng dẫn viên biết được rất nhiều thứ tiếng, nhưng bác nói bằng tiếng Anh trước và tiếng Tây Ban Nha sau. Bác nói rất nhiều, nhưng tôi cũng chả nhớ mấy. Sau khi đi xe bus 1 vòng, chúng tôi dừng lại để thăm toà lâu đài cổ trước đây mà công chúa và hoàng tử sống. Chúng tôi chia thành 2 nhóm: một nhóm theo cô hướng dẫn viên tiếng anh và số còn lại theo người hướng dẫn tiếng TBN.


Chẳng nhớ nhiều lắm, nhưng tôi sẽ kể bạn nghe những gì mà tôi nghe và tất nhiên ... hiểu được.


Ra cửa trung tâm, rẽ phải xuống khu trung tâm thành phố, chúng tôi gặp khu phố ... Đây là khu phố rất yên tĩnh, bao quanh rừng, và hầu hết là người già. Lúc đầu chúng tôi tưởng đây là khu dưỡng lão, nhưng không phải. Sau Thế chiến thứ II, rất nhiều nơi ở nước Đức bị đổ nát. Và người ta phải xây gấp 1 khu nhà ở cho những đứa trẻ tội nghiệp. Khi đó chúng mới hơn 10-20 tuổi. Đó vào khoảng những năm 50-60 (tôi cũng không nhớ rõ nữa, kiến thức về mảng này hơi bị ... nghèo nàn!?!). Bây giờ, những đứa trẻ ấy đã già rồi, và dường như họ không muốn chuyển chỗ ở lần nữa. Phải công nhận khu ấy thật thanh bình, yên tĩnh đến lạ lùng. Những khu nhà đơn lẻ nằm giữa rừng, cạnh những con đường nhỏ đôi khi là đường bê tông đôi khi chỉ là đường mòn qua rừng. Ở đây còn có 1 nhà thờ công giáo dùng chung cho cả 2 dòng công giáo nữa (nhưng tôi chả thấy nó đẹp tý nào!?!).


Ở Saarland, bạn còn có thể nhìn thấy một cái cột khói thật cao. Người ta nói cái cột khói đó có là do ý tưởng bảo vệ môi trường của người dân nơi đây. Nếu nhà ai cũng đun nước và đốt lò sưởi thì lượng CO2 sẽ tăng lên nhanh chóng và điều đó chẳng có lợi gì cho môi trường. Thế là người ta nảy ra ý tưởng xây dựng một nhà máy cung cấp nước nóng cho tất cả dân cư trong vùng và họ hy vọng nó sẽ tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường hơn. Thế nhưng, điều này là không thực hiện được. Lượng CO2 thải ra môi trường cũng chả giảm là mấy. Chẳng lẽ xây xong nhà máy rồi lại không sản xuất, sản xuất không có lợi chẳng lẽ lại phá nó đi???? Thôi thì để cho khách tham quan biết thêm về một ý tưởng ... chuối của Saarland vậy, hihi...


Địa điểm tiếp theo của chặng đường là Tòa lâu đài mà theo cô hướng dẫn viên nói là trước đây dành cho Hoàng gia ở. Tòa nhà này đã bị đổ vỡ nhiều lần do chiến tranh (lại là chiến tranh), tuy nhiên sau này, dù cho cố gắng thế nào họ cũng không thể phục hồi lại như cũ. Quả thực thì tôi cũng chẳng thấy nó đẹp, và hiện nay nó chỉ để dùng cho hệ thống hành chính của thành phố thôi. Chỉ duy nhất có 2 bức tượng đặt tại sảnh là còn giữ được nguyên vẹn. 2 bức tượng trai gái đứng hai bên, hướng vào nhau thể hiện tình yêu vĩnh cửu. Hix, giá mà được nghe nhiều hơn về lịch sử hai bức tượng thì hay biết mấy! Toà nhà chính của lâu đài có 3 tầng, và tầng trên cùng có một hội trường khá rộng, nghe nói dùng cho những đám cưới trong thành phố. Hội trường này trông cũng trang trọng, nhưng đáng tiếc lại không mở cửa nên chúng tôi chỉ có nước … ngắm từ bên ngoài mà thôi! Bên cạnh tòa nhà chính còn có 2 toà nhà 2 bên cánh gà, còn to hơn cả tòa chính, nhưng kiến trúc hiện đại quá nên nhìn cũng không có ấn tượng mấy. Điều ấn tượng, ngược lại, là cả khuôn viên rộng lớn phía trước tòa lâu đài. Có lẽ thời tiết đẹp nên tôi nhìn toàn bộ khung cảnh cũng thấy đẹp hơn. Bầu trời cao xanh, không khí yên bình, cây xanh xào xạc, hoa nở muôn màu, đó là cảm nhận đặc biệt của tôi về nơi này! Con đường rải đá răm trắng làm cho nó thanh bình và nhẹ nhàng hơn, cũng làm cho không gian trở nên rộng và thoáng hơn.


Đây cũng là nơi sẽ đưa chúng tôi vào khu phố Rathaus cổ kính. Theo tiếng Đức, Rathaus có nghĩa là Trung tâm thành phố. Con đường dẫn chúng tôi dọc khu phố cổ này cũng đầy hoa. Tôi thích cái kiểu trồng hoa của Đức (và chắc là các nước phương Tây khác cũng vậy), từng khóm hoa nhỏ ở bục cửa, ở cửa sổ, hay trên gác, …, đều làm tôi thấy thích thú đến lạ lung. Tôi cũng cố chụp được vài tấm hình về chúng, muôn hình vạn trạng, và nói chung là đẹp. Trên con đường này, chúng tôi được ghé thăm Nhà thờ Ludwig. Theo kể lại, nhà thờ này là do ông Ludwig xây dựng (còn lịch sử về ông Ludwig thế nào, các bạn search trên gúc gờ chấm com hộ mình nhé, hehe!). Kiến trúc của khu này gồm 1 tòa nhà chính (cổ) và cài tòa nhà hiện đại bên hông do Pháp xây dựng, và bây giờ 1 tòa đã được Pháp sử dụng làm Lãnh sự quán nơi đây. Cái điều thú vị mà chúng tôi được tham gia ở đây là trò chơi ném bóng của các ông bà già. Thú thực là tôi chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng Vinh nói là ở VN cũng có rồi. Những quả bong to hơn bong tennis một chút, đúc bằng nhôm (thì phải) được ném sao cho gần 1 quả bóng nhỏ màu xanh, đỏ, tím, vàng gi đấy, gần nhất là ăn điểm. Trò chơi nhẹ nhàng, thoải mái, đúng là dành cho người già! Nhưng tôi thấy cũng hay. Chúng tôi ai cũng được thử chơi, không hề dễ tý nào! Và còn được chụp ảnh kỷ niệm với các bác già nữa chứ!


Xe đưa chúng tôi qua gần biên giới nước Pháp và Luxemburg, và câu chuyện lịch sử của Saarland được tái hiện qua lời kể của người hướng dẫn viên.


THế chiến II kết thúc, Saarland “được” chia cho Pháp. Sau một thời gian dài, người dân nơi đây được quyền bỏ phiếu xem họ muốn Saarland thuộc về Pháp hay được tái hợp với nước Đức. Và những người dân gốc Đức này tất nhiên là muốn trở về Đức. Sau đó một thời gian, người dân Saarland lại được quyền bỏ phiếu một lần nữa, để quyết định xem Saarland là một lãnh thổ độc lập hay nhập vào là 1 thành phố của Đức. Và cái cách nhập vào dường như là sự lựa chọn cố nhiên. Khi là công dân của Đức, họ sẽ được nhìn nhận là người giàu có hơn, và phải đóng thuế cao hơn. Nhưng họ vẫn lựa chọn như thế! Và, họ trở về là người Đức!


Tất nhiên câu chuyện về nước Đức còn dài, và giờ thì không còn thời gian để kể nữa, vì tôi phải tiếp tục với hành trình của mình. Xe đưa chúng tôi qua Trường đại học Saarbrucken, một khuôn viên tổng hợp rộng lớn. Tiếc thay trường đóng cửa và chúng tôi chẳng có gì xem. Đành phải để đến thứ 6 tuần sau nữa (hình như thế!), tôi sẽ kể bạn nghe tường tận những gì tôi biết! Và còn Casino, Discotheque nữa, tất cả đều được giới thiệu một cách sơ qua mà hình như lúc đó tôi đang … ngủ gật nên cũng chẳng có ý tưởng gì!?!


Chuyến đi chơi của chúng tôi kết thúc vào khoảng 5h hơn tại Trung tâm. Thật là vui vì tôi đã biết thêm về một vùng yên bình của nước Đức!

Entry for October 08, 2006 - Thu bay dau tien...




Thứ bảy đầu tiên….


Sáng, dậy lúc 5h hơn, thấy hôm nay không phải làm gì nên ngủ cố nốt. Vài lần như thế rồi cũng ngồi dậy được lúc 7h30. Bật máy tính. Không vào được mạng. Chắc tại vì muộn quá. Tập bài thể dục quen thuộc cho giãn cơ bắp, vệ sinh răng miệng rồi gọi Trang dậy. Gọi cho Vinh thế nào cũng không được, nghĩ chắc cu cậu ở dưới tầng 1 vào internet, nhưng ngại xuống gọi quá. Rồi 2 chị em quyết định ăn mỳ cho bữa sang. Kỳ lạ thật! Khi ở nhà mình phải cố gắng mới hết bát mỳ, đây ăn xong cứ thấy lọt thỏm, lại phải chiến bánh mỳ thôi. May mà có ruốc. Ruốc luôn là cứu cánh của chúng ta. Bao nhiêu là bơ, pho mát, dressing, mứt, v.v… nhưng không có gì trôi nhanh bằng ruốc. Hai chị em quyết định đi thăm Trường đại học thành phố Saarbrucken. Đang chuẩn bị thì Vinh gọi. Cũng biết đường gọi lên đấy, tệ cái là cứ tưởng hai chị em vẫn còn … ngủ, hix!


Cả ba đứa hăm hở chờ xe bus. Khi rời trường, Trang đã băn khoăn về việc không cầm theo vé xe bus, nhưng mình gạt đi, nói chắc nó cũng chẳng kiểm tra. Điều đó là phổ biến. Nhưng không phải bao giờ cũng thế. Ông lái xe bắt Trang trả tiền. Không chịu. 3 đứa leo xuống.


Thế lại hóa may! Vì trường đại học thứ 7 không mở cửa, cũng chẳng có ai để ngắm. Đó là lời bác lễ tân của khu nhà. Kể ra bác này tốt tính và nhiệt tình thật. Câu hỏi nào cũng được đáp ứng, và chỉ cho chúng mình tận nơi. Bác này vui tính, nhưng cũng một phần là do bác nói được tiếng anh, mình đoán vậy. Hỏi bác luôn về chương trình cuối tuần. “Cách tốt nhất là đi shopping”, bác nói. Nhưng sau khi ngâm cứu thêm vài tờ báo tuần, bác hào hứng chỉ cho bọn mình những chỗ cần đi. Sáng thứ 7 thì có Chợ trời (gọi là Flomart), hoạt động từ 10h sáng đến 3h chiều. Ở đây toàn bán đồ second-hand, và theo như lời bạn mình nói, thì đi đến đây không phải để mua sắm mà để ngắm! Chiều thứ 7 thì chẳng có gì ngoài các siêu thị. Buổi tối thì có bọn sinh viên tụ tập nhảy múa (tango thì phải) ở trường đại học, nhưng họ bắt đầu từ 10h tối cơ, muộn quá, mình chẳng khoái! Sáng chủ nhật thì hình như có thể đi dạo phố, uống nước rẻ tiền, với lại cái gì nữa thì không nhớ. Nhưng mình nhớ Nhà thờ vẫn mở cửa vào 11h trưa ngày này. Chiều chủ nhật có địa điểm nhảy Salsa nhưng đáng tiếc, nó lại trùng với lịch đi thăm các địa điểm lịch sử của vùng ngày mai với các học viên trong trường. Tất nhiên các pub thì vẫn mở cửâ đều nhưng ngược lại , để thưởng thức, cần phải có nhiều tiền. Mà điều đấy thì ngược lại với hiện trạng nghèo đói của mình, Thôi đành thu lòng mình vậy!!!


Cảm ơn bác già về những thông tin bổ ích, 3 đứa hùng hục chạy ra bến xe bus, vì chỉ còn 5’ nữa xe sẽ đến. Nhưng ôi thôi. Trời mưa! Đành quay về trường. Đành chỉ đạo 2 đứa nhỏ giặt quần áo. Bàn bạc xong xuôi, gộp quần áo bẩn, 3 chị em hăm hở xuống phòng giặt đồ sau khi mua xu và hỏi cách sử dụng của bác. Lò dò vào phòng, chẳng hiểu đâu là máy giặc, đâu là máy sấy nữa. Mình chỉ có 2 quần bò nên không lo, hai đứa nhỏ lười giặt nên tống cả tất và áo len vào nữa. 2 lần chạy lên hỏi bác già về quy trình làm khiến bác phải xuống theo và hướng dẫn tận nơi. Khi đặt hết mọi chế độ, mình và Vinh ra chơi bóng bàn. Công nhận tay nghề mình khá thật! Vừa mới chơi một hôm mà hôm nay tay đã lụa lắm rồi. Khéo không hết khóa học này mình chuyển nghề chơi bóng bàn luôn!?!


Gần 2 tiếng sau, giặt đồ mới xong. Lúc đó hai chị em cũng lên chuẩn bị cơm trưa. Bữa cơm “đạm bạc” kéo dài đến 2h30 chiều. Nhưng mà ngon! Lâu rồi mới ăn cơm nhà, có rau theo kiểu VN, chỉ duy nhất không có thịt mà phải thay bằng xúc xích. Dọn dẹp xong, kế hoạch của cả nhóm là đi chợ Saarbasar và Aldi, để mua những thứ rẻ nhất. Hỡi ôi, kết quả cuối cùng là toàn mua những thứ đắt đỏ hơn so với các hàng bên cạnh. Nhưng cũng lại thôi! Kệ nó! Mình có tiền mà!


Trên đường về, cả nhóm rẽ vào Zoo. Zoo cũng đóng cửa, không tiếp! Lại đợi xe bus về. Mình nói hai đứa nhỏ xe 47 cũng được, 17 cũng được. Xe 17 đến trước. Cả lũ leo lên. Chợt xe không đi theo con đường thẳng mà đi vòng qua rừng. Cả lũ lại một phen hốt hoảng. Rồi lại an ủi nhau có không đến nơi thì mình lại đi xe bus khác về. Mình có tiền mà!


Lại cơm cơm nước nước! Bữa tối hình như bắt đầu vào lúc 8h30 hơn. Chỉ biết được khoảng 45’ sau khi kết thúc mọi thứ thì bây giờ là 10h15 và mình đã viết xong nhật ký về ngày hôm nay. Hy vọng ngày mai sẽ dạy sớm hơn để đi chơi được nhiều hơn!

Entry for October 07, 2006 - Tet Trung thu




Trung thu!


Hàng năm mình vẫn được tặng quà, nhưng năm nay thì không. Ai tặng chứ, ở nơi đất khách quê người này! Đành tặng mình một bộ ảnh toàn ... đỏ. Chịu khó chờ ảnh up lên rồi xem nhé!


Trung thu!


Nhớ khu nhà mình năm nào cũng là nơi tập trung cho lũ trẻ con trong xóm tụ tập ăn uống chơi bời. Nhớ ngày còn đi học, mình cũng đã từng tổ chức trò chơi cho chúng nó, cái trò bịt mắt đập bóng ý mà! Nhớ bưởi, nhớ hồng, nhớ bánh trung thu. Nhớ ông trăng tỏ rõ trên bầu trời! Và nhớ nhất là hàng xóm tụ tập "ăn thừa" của trẻ con. Năm nay, mình chẳng còn được cái "vinh hạnh" đó nữa. Chẳng biết cún con có tham gia nhiệt tình vụ đập phá đó không? Chả ăn được gì nhưng chắc nó vui lắm. Nhiều trẻ con mà. Thế nào chúng nó cũng xúm vào yêu em cún, và tranh nhau ngồi cùng nữa. Trẻ con mà!


Trung thu!


Nhớ nhóm mình vẫn thường rủ nhau lượn phố! Giờ thì hơi khác rồi. Cái Phương có bàu, cái Hạnh con nhỏ. Cái Phượng cũng con nhỏ. Khôi và Hiệp cũng xa, còn Kiên và Thịnh thì... ko biết. Kể ra dạo này nhóm mình ít gặp nhau thật. Nó như một giai đoạn quá độ ý, ai cũng dang dở việc nhà mình. Nhưng hy vọng khoảng 5 năm nữa, mọi thứ sẽ khác. Lúc đó ra sao nhỉ? Chín nhân hai trừ một, cộng thêm 1 tiểu đội em bé, chắc khoảng hai mươi nhăm... Lúc đó mà quây quần được thì thật đáng quý!


Trung thu!


Trung thu năm nay mình có 3 cái bánh cốm. Chỉ có 3 cái thôi. Đã phải hỏi Trang và Vinh xem nên tự thưởng thức hay san sẻ với mấy bạn cùng trung tâm. Nhưng đến bữa ăn thì chẳng có ai ngồi cùng. Đành cất lên phòng chờ đón trăng ở Saarbrucken vậy!


Trung thu năm 2006.

Entry for October 06, 2006 - Downtown of Saarbrucken




Dự định sáng nay đi vào trung tâm của Saarbrucken mà không được, phải đi kiểm tra sức khỏe đã, chán nhất là phải đi với anh cao to đen hôi. Thôi đành! Chiều cũng được. Đằng nào cũng chờ Vinh tới....


Đón chuyến xe số 47, chúng tôi ra thẳng khu trung tâm. Cũng phải đến 8-9 stops ấy. Xuống xe! Trước mặt là nhà thờ lớn. Gọi là nhà thờ lớn bởi dường như nó lớn nhất khu này. Chúng tôi thả mình dọc theo những con phố. Cảnh vật tĩnh lặng, và đẹp một cách thanh bình. Mọi người dường như cũng ít vội vã, cứ bình thản đi, bình thản trò chuyện... 3 chị em tranh nhau chụp ảnh, nhưng Vinh ít hơn vì tranh làm chân chụp hình cho 2 chị em. Nào bức tranh nhà thờ hoành tráng với lớp sơn đỏ gạch, nào con đường với những hàng cây rợp bóng xanh. Nào những ngôi nhà trắng điểm màu nâu hiền dịu, với những đóa hoa nhỏ xíu tô thêm sắc hồng cho trời đông. Nào những ngõ nhỏ có lối vào lát bằng gạch đá và những giàn cây xanh dọc bờ tường… Yên bình quá, tôi thầm nghĩ. Lâu rồi mới có cơ hội relax thế này, thật là sướng…


Ngắm cảnh mà vẫn không quên nhiệm vụ: Mua vé tháng! 31€/tháng cho sinh viên thay vì 36€ cho người thường. “Rẻ” thế nhỉ?!? Định chôm” bản đồ bễn xe bus mà họ không cho, bắt trả tiền, thế mới cú! Cóc cần mua nữa, dùng “nước bọt” vậy (nghĩa là luôn luôn sẵn sang hỏi đường ý nhé, chớ có nghĩ lung tung!?!)


Định hướng sai đường là tội của Trang, nhưng mình phụ thuộc vào nó quá nên cũng vạ lây. Đi bộ dài dằng dặc mới phát hiện mình sai đường. Hỏi thì mấy ai biết tiếng anh. Mình đành dùng chiêu cả 2 thứ tiếng, ai hiểu được thì hiểu. Khốn nỗi, họ lại tưởng mình hiểu tiếng Đức nên “tuôn” ra 1 tràng khiến cả lũ ngơ ngác. Trời đổ mưa to. Hỏi đi hỏi lại, mình quyết định ko nghe ai nữa mà xông thẳng vào Politzei hỏi thăm. Ngon! Ra ngay! A lô sô, 3 đứa chạy dưới mưa. Cuối cùng thì cũng tới được bến xe bus. Mừng khôn tả! Người nóng phừng phừng. Không bao lâu sau, xe tới! Và, …, xin kính mời quý vị thăm khu ở của chúng tôi, Carl Duisberg Haus, gọi tắt là CDC! Xin mời!

Entry for October 05, 2006- Qua' cuoc!!!




Mặc dù đã được dặn dò cẩn thận là khi đến sân bay, em phải khai ba lô chỉ là để đựng máy tính thôi, nhưng mình vẫn không để ý. Hậu quả là thế này đây:


Sau khi check-in, thấy cửa hải quan đông nghịt, mình tranh thủ chụp ảnh cùng gia đình. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy hầu như mọi người đã vào cả, mình vội vàng tạm biệt bố mẹ, anh chị và con cún để vào trong. Bước nhanh qua lối vào, chợt mình bị gọi lại. Một cô nhân viên VNAirlines "hắc xì dầu" gọi mình lại "Em kia cho hành lý ra đây cân!". Mình bắt đầu thấy ớn, nghĩ cái cảnh phải xin xỏ mà ngán ngẩm. Ngán ngẩm cũng chẳng để làm gì, mình bắt đầu dẻo mỏ. Nhưng dường như "nàng" không quan tâm. Vali 10 ký, ba lô chắc khoảng 4 ký nữa. Mức tối đa cho phép hành lý xách tay là 7 ký. Lạnh lùng, "nàng" bảo mình bỏ lại 1 thứ, va li hoặc ba lô. Nếu lúc đó "nàng" hỏi mình trong balô có laptop không, hoặc minh nhớ ra nói nàng câu đấy thì đã không có chuyện gì xảy ra. Đằng này,  chiệp! Không con cách nào khác, mình phải khuân vali trở ra, dọn dẹp gần hết những thứ trong đó, tạm biệt mọi người lần thứ hai và đi vào trong. Chán! Nhưng phải lỳ lợm đi qua mặt "nàng". Thế mà "nàng" vẫn chẳng tha. "Nàng" bặm môi nói "Chị bảo em phải bỏ lại một thứ cơ mà!". Tức gần chết! Nghĩ trên đời sao sinh ra 1 đứa quái đản như vậy! Sao VNAirlines lại đưa ra 1 quy định quái đản như vậy! Người ta vẫn vác ầm ầm mấy thứ đồ trên tay có sao đâu, khác chăng chỉ là xách trên tay mà không phải kéo thôi. Nếu đã quy định thì phải quy định chặt chẽ chứ. Đằng này, người trước mình có 1 cái túi xách, 1 cái vali kéo, tay cầm thêm 1 cái túi. Lại một bà khác, vai đeo ba lô, tay xách cái túi, tay kia cầm cái nồi cơm điện. Bao nhiêu là người khác nữa! Sao mình hẩm hiu thế không biết! Lại phải quay ra lần thứ 2. Chị tức thay cho mình, mắt đỏ hoe! May mà có cái túi. Mình chuyển hết đồ đạc từ vali sang cái túi, có sao đâu! Thấy nhà mình lo lắng quá, mình thấy giận vô cùng! Quay ra chào mọi người lần cuối, ôm cún vào lòng, mình chợt thấy sao muốn khóc. Cún như cũng hiểu điều gì đó, thơm mình thật lâu, vuốt ve mặt mình nữa chứ! Chao ôi là buồn! Buồn nhiều lại thấy tức cô nhân viên kia. Cửa hải quan đã đóng. Mình là người cuối cùng! Ngăn những giọt nước mắt sắp trào ra, mình chạy vội vào trong. Thế là xa gia đình thật và mình bắt đầu bước sang con đường mới!


Những ai sắp đi như mình hãy lấy đây làm bài học nhé!

Entry for October 04, 2006-Loi chao tu Saabrucken




ImageSau 11h45' tôi đã rời xa Hà nội và đặt chân đến sân bay quốc tế Frankfurt. Gần 7h sáng. Trời chưa sáng rõ. Mưa giăng khắp lối. Sương bay mịt mù. Đức là thế đấy! Ai bảo đi sang vào đúng mùa đông? Mà tại người tổ chức khóa học chứ, có phải tại mình đâu??? Sân bay đông nghịt người. Làm thủ tục hải quan mất gần 1 tiếng. Mình lại còn được warning là nếu dưa thư mời ra và họ không hiểu mình là người đi học thì họ khám xét kỹ lắm... Vội vàng cầm sẵn trên tay, nhưng .... chả người nào thèm ngó cái mặt mình... Đi thẳng ra meeting point, chả thấy ai giương biển InWEnt chờ mình cả... hix, lại phải "diều" em Trang sang Information Centre gọi, đồng thời "những đứa trẻ lạc" như mình phải giương biển InWEnt to tướng để tìm họ... Nửa tiếng sau, bác già cũng đến. Vẻ mặt nghiêm nghị, bác nói xe bị hỏng giữa đường. Không sao! MÌnh quen rồi nên cũng chả cảm thấy phiền lòng lắm. Đúng như lời anh nói, bác là nhân viên của công ty cho thuê xe được InWEnt thuê để đón khách. Chẳng nói chẳng rằng, bác cho hành lý lên xe, mua vé rồi chạy thẳng xuống Saabrucken. Hai con bé lạnh quá mà xe thì cao, với ra đằng sau lấy balô cũng thấy khó khăn. Đành chịu rét. Gần 2 tiếng sau, 200km cũng qua, và mình đến InWEnt Centre. Trời vẫn mưa mau, cảnh vật ảm đạm quá. Nhưng người ở đây thì tỏ ra khá helpful. Công việc của họ mà! Khen thì cả ngày! Họ chuẩn bị cho mình 1 túi thức ăn khá to, nói là cho ngày hôm nay. Mình và Trang, sau khi settle down sơ sơ, đã khai thác nhiều thứ trong đó. Nhiều nhưng mà không ngon thật, nuốt thức ăn chứ không phải là enjoy, hix... Ăn uống xong, thấy trời tạnh ráo hơn, mình với Trang đã chuẩn bị ra ngoài ngắm phố thì bị bác già gọi lại, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, ôi trời, mất của mình gần 1 tiếng (hay 1 tiếng gì đấy, chả nhớ chính xác, nhưng thấy lâu quá chừng, lâu đến nỗi sau khi nói chuyện với bác xong, trời lại mưa rả rích Image). Lại phải về phòng. Biết làm gì bây giờ? Ngủ! Thượng sách! Mình ngủ mê mệt, không biết trời đất là gì, khi chợt bừng tỉnh thì đồng hồ đã điểm 8h tối. Trang nói đã gọi điện cho mình và gõ cửa nhà mình suốt 1 tiếng mà không thấy reply gì cả, suýt nữa phải bảo receptionist lên kiểm tra phòng xem sao... Ôi giời, sợ quá ImageImage. Bữa tối, mình ăn gạo họ cho sẵn và súp gạo. Ăn thì cũng được nhưng không được nhiều, vì mình chả quen. Gạo lúc đầu thì thơm thế, nấu xong chả thấy mùi vị gì nữa, mà mình lại ... phải ăn. May mà có ruốc mang theo và canh chua khô. Bữa tối cũng qua với cái bụng no nê. Giờ thì ngủ thôi. Chậc! Vào thử internet xem sao... Haha, kết nối được mới hay chứ! Thế là quyết đinh ngồi viết blog cho bạn bè.... Nhưng bi giờ thì buồn ngủ thật rồi. Giờ địa phương là 1h sáng đây. Bibi mọi người nhá, tớ ngủ đây. Khi nào tớ viết cái quá trình check-in ở Nội Bài, để xem mọi người có thấy tức thay cho tớ không?


Gute Nacht und Tschuss!

Niu keo...

Duong nhu moi thu deu dang niu keo toi o lai... Tai sao the nhi? Co phai do toi khong? Cung chang biet nua, nhung duong nhu toi khong muon no van vay... Thay long kinh kho ta qua, phan van, boi roi, dung dang...


Mong rang "ngay mai troi lai sang..."

Entry for September 28, 2006

Font chữ chuối quá... Hay mình chuối nhỉ? Mất bao nhiêu thời gian, mà lại bực mình nữa chứ! Một ngày không đẹp trời tý nào Image

Hoa sua - Hong Dang




Em vẫn từng đợi anh

Như hoa từng đợi nắng

Như gió tìm rặng phi lao

Như trời cao mong mây trắng

Em vẫn từng đợi anh

Trên những chặng đường quen

Tiếng hát ai xao động

Thoáng mùi hương êm đềm

Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó

Những bạn bè chung, những con đường nhỏ

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm

Có lẽ nào anh lại quên em?

Có lẽ nào anh lại quên em!?!

Chẳng biết bác Hồng Đăng dùng dấu gì cho hai câu cuối cùng, nhưng mình thì lại muốn dùng dấu chấm than, hỏi và chấm than. Cái nông nàn của hoa sữa khiến cái buồn man mác của mùa thu đang quay đi chợt khựng lại, như vấn vương nhìn về chốn cũ. Nhẹ nhàng nhưng vẫn sâu thẳm, đắm đuối khôn nguôi... Lời nói da diết như muốn níu kéo chút gì còn lại của mùa thu, của tình yêu đôi lứa. Da diết nhưng vẫn hơi tuyệt vọng!


Chẳng biết cảm xúc của mình có quá đà không nhỉ?

Hoa sua oiiiii




Mới hôm qua còn tiếc rằng mùa thu này mình không còn hoa sữa, thì hôm nay đi trên con đường thân thuộc, giữa chộn rộn của cuộc sống tôi đã thấy mùi hương man mác bay qua. Chợt giật mình nhìn lên. Hoa sữa! Ôi, những bông hoa sữa đầu mùa to bằng nắm tay em bé, mà đúng là những em bé thật! Hương thơm theo làn gió quấn quanh người, cái mùi hương nồng nàn khó tả, thấm sâu vào trái tim mỗi người con Hà nội. Những chùm hoa nhỏ trắng xen kẽ giữa một bầu trời lá xanh làm mùa thu thêm quấn quýt... Giá mà mọi thứ biến hết đi, để tôi giữa những hàng hoa sữa. Giá mà tôi được đắm chìm trong sự nồng nàn đấy! Chỉ một lát thôi, thật đấy...


Tuổi mười lăm em lớn từng ngày

Một buổi sớm, em bỗng thành thiếu nữ

Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ

Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ.

 

Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu

Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc

Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt

Vậy mà tan trong sương gió mong manh.

 

Tại vầng trăng? Tại em hay tại anh?

Tại sang đông không còn hoa sữa

Tại siêu hình? Tại gì không biết nữa

Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

 

Đau khổ, buồn, nhưng éo le thay

Không phải thời của Romeo và Juliet

Nên chẳng có đứa nào dám chết

Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.

 

Chỉ mùa thu còn trọn vẹn yêu thương

Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ

Hương của tình yêu đầu nhắc nhở

Có hai người xưa đã yêu nhau...

(Nguyễn Phan Hách)

Dẫu sao, tôi đã thỏa nguyện ước được ngắm bầu trời với hương hoa sữa, và hương thơm ấy sẽ theo tôi đến phương trời xa. Nếu có thể, tôi với em sẽ làm bộ ảnh về hoa sữa nhé! 

Ve que ngoai (tiep)




Chiều tối, hai mẹ con sang nhà cậu kế với mẹ tôi hỏi thăm sức khỏe cậu mợ. Cậu tôi làm điện cho xã, quyền sinh quyền sát trong tay, tiền điện chả để thất thu tý nào mà đèn đường .... không cho bật lên, làm buổi tối đi cứ như người mù, hix...Image. Nhưng cậu tôi cũng hay ốm, người có đắp vàng vào cũng chẳng béo lên được. Nhưng phải công nhận cậu là người biết làm ăn, một mình cậu nuôi được cả 6 đứa con, đứa nào cũng đã có gia thất và làm ăn đều khấm khá cả. Tôi nhớ ngày xưa mẹ kể cho nghe, rằng cậu rất khôn, khi giống rau thơm vẫn còn là hiếm ở cái vùng quê đó, cậu mua về trồng. Bán rất đắt hàng, đến khi nó phổ biến rồi cậu chuyển qua giống cây khác... Cứ thế cậu làm ăn nuôi vợ và các con... Chiều đó sang nhà cậu, tôi được ăn khế chín đúng mùa, vị ngọt đậm đà vẫn còn mãi nơi cổ họng. Năm nào về quê, tôi cũng sang bằng được nhà cậu để hái khế và táo, nhưng toàn vào dịp giáp tết nên quả đều không ngon. Không ngon thì cũng phải hai bịch, làm mợ tôi "xót xa mà không dám nói...Image".

Cậu tôi thấy tôi chụp ảnh, bảo tôi chụp cảnh gia đình và có cả ông Phật nữa. Thì chụp... cũng đẹp! Cậu cứ nhắc đi nhắc lại là phải rửa ảnh mang về quê, để cậu ngắm. Tôi còn chụp cả mấy đứa cháu nội của cậu nữa, con thằng Nam, thằng Đông, đứa nào cũng trắng nõn nà và trộm vía, kháu khỉnh...

Tối ăn cơm xong, tôi lên nhà chị gái con bác tôi chơi. Hôm nay mọi người tụ tập ăn lẩu, rồi hát karaoke váng cả xóm... Trông các ông anh rể ông nào cũng như tướng cướp nên tôi đồ rằng không có 1 ông bà hàng xóm nào ... phản ảnh... cũng là lẽ thường tình. Nhưng quả thật, cái chốn ầm ỹ ấy giờ không hợp với tôi. Lấy lý do chuồn vội, tôi đi ... xin cái áo lông vũ mà chính tay chị họ tôi may, cũng là để phục vụ cho chuyến đi sắp tới. Chả là bà chị tôi làm ở bộ phận may mẫu của công ty may II Hưng Yên. Mỗi dịp có mẫu áo rét mới mà đẹp là chị tôi đều không bỏ qua, thế nào cũng phải "cắt xén" tý chút để may cho mình và người thân. Nhiều quá thì tôi thửa một cái cũng có sao, còn hẹn chị hễ từ nay có áo gì đẹp là phải để giành cho tôi một cái...Image

11h đêm, ngồi nói chuyện một lúc với anh tôi về chuyện học hành của con anh ý, tôi thấy cuộc sống cũng phức tạp thật, có khi có những mối ràng buộc vô hình nào đó mà con người không thể tự thoát ra được , cứ bám víu vào đó như cái cọc khi sắp chết đuối... Anh tôi kể năm nay ở xã bao nhiêu đứa trúng tuyển đại học, kể cả những đứa hết cấp 3 mà chẳng giải nổi một bài toán cấp 1... Thế mà con anh, một đứa học trường chuyên của tỉnh, thi hai năm liền không đỗ, thậm chí cái môn học chuyên của nó còn bị điểm thấp đến lạ lùngImage. Hèn gì, tôi nghĩ, mà chất lượng giáo dục của mình lại ngày càng tồi tệ đến thế. Thì đấy, cứ những đứa mua điểm lại vào đại học, tiếp tục mua điểm để đỗ đại học, đút tiền để được làm giáo viên, rồi đây họ sẽ dạy cho học sinh của họ những gì đây? Ở quê tôi, bố mẹ đút tiền cho giáo viên để con hết lớp 5 đông như trẩy hội... Tôi nghe mà gai hết cả người!

Thế là hết 1 ngày, mẹ con tôi ngủ ngon lành, đến tận 7h sáng hôm sau...

Tôi cũng có cái thú đi thăm chợ sớm. Chợ làng đông vui, nhộn nhịp lúc sáng sớm, họp ra đến tận bờ sông... Nào cá mú, rau cỏ, thịt thà, nào hàng bún, hàng canh, bánh hú, ... giản
đơn mà thu hút tôi đến kỳ lạ. Dự định chụp dăm cái ảnh về cảnh chợ quê, bức hình mà tôi cất công tìm kiếm bấy lâu, nhưng mới chụp xong 1 cái thì pin đã hết, tiếc hùi hụi mà không làm được gì, đành ngồi hàng đánh chén no nê!?! Ghé qua hàng hoa quả, tôi còn được tiếp đãi mấy quả na thơm phức, ngon tuyệt, lại còn dẻo giọng chào mời khách nữa chứ "Chị ơi, mua na đi, còn nốt chỗ này em bán rẻ cho, chỉ 4.000/cân thôi, chị mua bao nhiêu nào?". Hehe, đúng là con nhà buôn bán, dẻo mỏ quá mất thôi, vì bình thường đầu chợ cũng chỉ bán 4.000 thôi màImage!

Lượn vài vòng xung quanh chợ, mẹ con tôi vào chào bác để đi lên thị xã. Ở trên thị xã tôi con 1 ông cậu nữa, và các anh chị con chị gái mẹ tôi. Bác tôi mất đã lâu, bác trai cũng đã lấy vợ khác trên Chợ Đầu, nhưng mọi người đều vẫn sống rất hòa thuận. Và các anh chị cũng đều rất quý và thương mẹ tôi, vì trông mẹ tôi giống bác vô cùng... Xe đưa mẹ con tôi lên thị xã rất thoải mái, vì chẳng có mấy khách. Rẽ vào nhà cậu đầu tiên, sau màn chào hỏi, biết tôi thích chụp ảnh, cậu bắt tôi lên gác chụp ảnh ông bà, cậu và mợ. Chỉ là chụp ảnh trong khung thôi, không  phải chụp thật đâu, nhưng cậu thích thế. Rồi tôi biến ra ngoài Hồ Bán Nguyệt chụp ảnh. Tôi ước ao chụp ảnh Hồ từ rất lâu, với từng cụm tre trải dọc bờ đê đẹp đến lạ kỳ. Hồ Bán Nguyệt này từ thuở sơ khai trông rất giản đơn và hoang tàng, nhưng nay đã được chính quyền địa phương cho sửa lại thành công viên, đẹp hơn nhiều, thơ mộng hơn nhiều nhưng phảng phất vẫn còn những cái "kim tiêm" vứt dưới chân đê... Tôi miên man chụp, cả Hồ, cả những bức tường rêu phong, cả giếng Vọng Cung mà khi hỏi ra tôi mới biết rằng có rất nhiều tích, mà chẳng tích nào giống tích nàoImage.

Đi ghé thăm nhà các anh chị, hai mẹ con tôi về nhà cậu ăn trưa. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy thịt gà ngon đến thế. Cả nhà có 5 người mà tôi phải chén đến 1/3 con. Mẹ tôi còn dạm trước lấy hai con khi Tết đến nữa!

Nghỉ ngơi một lúc, mẹ con tôi chuẩn bị hành trang ... lên đường về nhà. Tạm biệt quê hương tôi! Tôi hẹn ngày trở về!

Ve que ngoai




Quê ngoại là nơi tôi yêu như chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi vẫn thường tự hào kể cho bạn bè nghe về quê ngoại, nơi có nhãn lồng nổi tiếng và khu chợ Phố Hiến vốn từng sầm uất trên thuyền dưới bến một thời, và câu thơ


Nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến

tôi vẫn thuộc như lòng bàn tay...


Năm nay tôi đã muốn về quê từ rất lâu rồi, vào đúng mùa nhãn rộ ý, để một lần nữa cảm nhận sự thú vị của việc vào vườn trẩy nhãn. Chẳng phải vườn nhà tôi, nhưng vào đó, thử các loại nhãn và trẩy từng chùm nhãn chín vốn là cái thú của tôi. Ấy vậy mà năm nay không tìm được một khoảnh thời gian rỗi nào vào dịp đó, cộng với cả bão lũ liên miên, tôi đành lỗi hẹn với bản thân, với gia đình bạn bè và đồng nghiệp về những chùm nhãn ấy.


Mùng 2/9 năm nay mẹ rủ tôi về chơi, cũng là có vài việc cần làm. Tôi nhận lời ngay, vì chẳng còn dịp nào nữa tôi về được đây. Học được mấy chiêu chụp ảnh của cậu Đức, tôi nhất quyết không bỏ sót máy ảnh, dự định làm 1 series ảnh quê hương làm kỷ niệm bên mình. Hăm hở, hai mẹ con bước lên xe buýt xuống bến xe Lương Yên, với hy vọng tràn trề rằng sẽ có xe bus từ đây về thẳng dưới Xuôi (nơi ông bà ngoại tôi sinh sống và nay có nhà thờ chung). Nhưng hỡi ôi, trời đâu có chiều lòng người .... Nhớ ngày xưa bước vài bước ra đường là có xe khách về tận nơi. Bây giờ mẹ con tôi phải đi tận ... 3 chuyến bus, chuyến đầu tiên thì nói rồi, chuyến thứ hai về đến thị xã, và chuyến cuối cùng là từ thị xã về đến quê... Oái, mệt phờ! Mệt không chỉ vì phải đi 3 chặng mà còn mệt vì 2 mẹ con tôi phải ngồi vỉa hè chờ cái chuyến chết tiệt thứ 3 những hai tiếng rưỡi đồng hồ... Giữa trưa trời nắng chang chang, đường thị xã còn chưa mở xong nên xe cộ đi qua bụi mù mịt, mẹ thì đói còn tôi thì ... ho rũ rượi... Quy định là nửa tiếng có 1 xe, nhưng đúng là xe buýt của tỉnh nên kiểu cách làm ăn cũng rất "tỉnh", nghĩa là nếu ông không có lượng khách tiềm năng thì ông không chạy, còn chúng mày có ít thì ... ráng chịu vậy.... Mọi người hò  nhau gọi điện đến đường dây nóng để ... phản ảnh, nhưng mà, tôi biết thừa, có mà kiện củ khoai.... Không cẩn thận nó đuổi xuống giữa đường, không chở nữa thì nguy....Image


Có đến 15 cái xe buýt chạy lên Hà nội, mới có 1 cái xe về Xuôi... Thiên hạ kéo ùn ùn trước cửa ô tô, làm mẹ tôi phải hét to: "Các cháu ơi, nhường bà già cái nàooooooo!!!".... Phù, cuối cùng thì cũng lên được xe 24 chỗ ngồi. Chật ních! Ngột ngạt! May mà vẫn chưa phải đứng 1 chânImage! Điều khiến tôi chú ý trên xe là hình ảnh 1 bà cụ dắt tay 1 anh thanh niên trèo lên xe. Khi phụ xe đi thu vé, bà già nói:


- Cháu ơi, để bà trả tiền cho!


- Vâng.


Rồi bà móc ở trong túi áo ra tờ 5.000 đồng. Anh thanh niên đưa cho anh phụ xe. Anh phụ xe mới nói:


- Hai người 6.000 cơ bà ơi!


Anh thanh niên gọi với vào:


- Bà ơi, bà có thêm 1.000 nữa không?


- Không.


Và bà ngồi im.


Quay lại người bán vé, anh thanh niên nói:


- Anh trả cho bà cụ 2.000 đi. Còn đây là tiền của tôi.


Và anh móc túi đưa cho người phụ xe tờ 20.000.


Tôi vẫn cứ thắc mắc trong đầu tại sao anh thanh niên kia lại xử sự như vậy, mặc dù có thể vẫn nghĩ ra câu trả lời... Buồn cười thật, không biết như thế có quá đáng hay không?


Hai mẹ con về đến nhà là 4h chiều. Đói lả! Mua một chục giò con, hai mẹ con rẽ vào hàng phở, vì chắc mẩm có về nhà cũng chả có gì ăn... Nhưng cái sự không hợp khẩu vị của món ăn quê ngoại làm tôi không thể nuôt nổi. Ăn qua loa cho ấm cái bụng, mẹ con tôi vào "trình diện". Bác gái vui, bọn trẻ con tíu tít chào mẹ (hix, nhưng chẳng chào tôi vì cũng chả mấy đứa biết tôi), hai mẹ con ngồi kể chuyện cho bác nghe. Dẫu có mệt, tôi vẫn không thể ngủ, mà chỉ muốn cầm máy ảnh thật nhanh... Cây đa, giếng nước, giàn mướp, con cún con, ... tất cả thân thuộc nhưng đều mới mẻ trước ống kính của tôi... Chụp được một lúc, không  biết ngứa ngáy thế nào mà tôi lại táy máy reset format, làm mất hểt cả ảnh đã chụp khi trước. Đúng là không có cái dại nào giống cái dại nào!


Dầu sao, đến giờ phút này tôi cũng có 1 bộ ảnh khoảng trên 50 cái, nếu các bạn rảnh rỗi thì vào đây ngó nghía cái nhé:


 


Thôi, buồn ngủ rồi, mai viết tiếp vậy!

Entry for August 25, 2006




Thế là tôi xa bạn thật rồi! Những nỗ lực cuối cùng của tôi đã không thể kéo bạn về với mình! Chợt nhận thấy bạn sao quá vô tình, và cuộc đời quá bạc bẽo.... Nhớ lại câu chuyện của Amol, tự hỏi rằng liệu có khi nào bạn còn nhớ về tôi, liệu tôi có được một lần thấy bạn quay đầu trở lại... Mông lung quá nhỉ!?!  Chắc bạn sẽ cười và nói  với tôi rằng "Tôi nghĩ tôi sẽ không quay trở lại đâu... Một khi đã quyết thì dù có hối hận tôi cũng không quay đầu lại!"  Tôi biết ngay mà, tôi vẫn nhớ bạn nói như thế từ ngày xưa, nhưng từ tận đáy lòng, tôi đã hằng ao ước giá mà bạn chiến thắng được điều đó...

.......

Thôi, hãy để hai ta mỗi đứa một đường, bạn hãy đi tìm vinh hoa mà bạn từng mong đợi, để tôi trở về với con đường của riêng mình, con đường đầy chông gai và sóng gió.... Ba năm qua, tôi không thể vượt qua được điều đó, nhưng giờ đây tôi biết mình chắc chắn làm được, vì TRONG TÔI, BẠN ĐÃ HOÀN TOÀN BIẾN MẤT!



Tôi sẽ đi mà không gì vấn vương trong lòng.... Tạm biệt quê hương!

Entry for August 22, 2006




Đọc câu chuyện của Amol thấy lòng mình nặng trĩu... Đã đọc không biết bao lần mà sao lần nào cũng ứa nước mắt.... Amol ơi, chị post lại lên Blog của chị nhé, để những ai chưa từng đọc sẽ có cơ hội sống cùng cuộc đời éo le của 2 nhân vật, để hiểu thêm về bi kịch của cuộc đời và sẻ chia những điều đáng giá trong cuộc sống....


Sẻ chia là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là giữa những người ruột thịt. Có ai nói, gia đình là bến neo đậu cuối cùng, quả không sai! Vậy mà, có những người từng chôn chặt ý nghĩ của mình về cái bến neo đậu cuối cùng ấy, không chia sẻ với ai, để nỗi đau cứ theo ngày tháng nén chặt con tim, rồi đến một lúc nào đó thổi bùng như ngọn nến trước giờ tắt lụi... Đã tắt là hết, chẳng thể cứu vãn được nữa, lúc ấy có hối tiếc cũng đã quá muộn....


Hãy học cách biết sẻ chia, vì như thế bản thân mình cũng có thể hoàn thiện chính bản thân mình, để đến gần mọi người hơn, sống thoải mái hơn, và điều quan trọng nhất là, để giữ lại những gì đáng giá trong cuộc sống!


Đây là một câu chuyện đời thường, cảm động của nhà văn Nghị Minh (Trung Quốc). Hai nhân vật chính trong truyện đã trải qua những ngộ nhận, bi kịch để cuối cùng nhận ra nhau khi một người không còn nữa trên đời.


Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.



Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh. Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo:



- Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!



Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.



Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo:



- Các con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ?



Tôi cười:



- Mẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả.



Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo:



- Ðây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.



Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm:



- Ngốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào?



Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.



Ðiều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Ðàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng. Ðôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.



Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại:



- Thế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ?



Anh trợn mắt:



- Tại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả?



Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.



Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy "nhiệm vụ nặng nề" này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Ðể thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn. Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo:



- Có phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?



Rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài:



- Cứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào?



Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.



Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu. Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.



Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây? Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo:



- Sắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!



Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?



Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi. Tôi tự nhủ "đừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy", và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: "Anh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!" rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng. Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã. Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ?



Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên. Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi. Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.



Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện. Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi:



- Ơ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà.



Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi. Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?



Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ. Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà... Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.



Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu! Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.



Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống. Ðêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.



Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh. Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.



Tôi sống một mình. Ði bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.



Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo:



- Ðợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây.



Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: "Chớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy... ". Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa. Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.



- Em có bầu rồi đấy à?



Ðây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi.



- Vâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi.



Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.



Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu "Xin lỗi" nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy. Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa. Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi. Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.



Ðêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu? Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v... Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.



Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Ðến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: "Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?"



Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh. Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình, anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại...



Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.



Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: "Chị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa". Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là...



Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình:



"Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Ðấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ...



Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé!



Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất..."




Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:



"Em yêu quý. Ðược lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé..."



Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói:



- Anh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ...



Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt...



(Nguyễn Hải Hoành dịch)