Tháng 7

Tháng 7 mưa ngâu. Hà Nội giờ chẳng còn những dải mưa ngâu buồn da diết. Nhưng tháng 7 lại là tháng của bão. Bão giảm xuống thành áp thấp, cũng mưa. Áp thấp mạnh lên thành bão, cũng mưa. Mưa rải một màu buồn lên đất trời. Mưa thấm buồn vào lòng con người. Không ngâu mà sao nước mắt chỉ chực trào ra thế?
Tháng 7 là tháng mùa vu lan. Ở trong Nam, tháng này còn là tháng báo hiếu. Những người con còn mẹ đeo bông hồng đỏ. Những người đã xa mẹ đeo bông hồng trắng. Họ cùng niệm cầu dưới chân Phật, để cha mẹ được bình yên. Ở ngoài Bắc, ngày rằm được cha ông quen gọi là ngày xá tội vong nhân, cũng là ngày những người còn sống dâng tấm lòng thành đến linh hồn người đã khuất, mong cho họ siêu thoát. Tháng 7 vậy đấy, một dấu lặng giữa đời sống tấp nập ồn ào.
Tháng 7 với những cơn đau tim dữ dội. Có những sự thực làm lòng mình quặn thắt. Vẫn biết rằng chỉ cần sống chân thành, chỉ cần hết lòng là có thể được cuộc sống đền đáp. Cái quy luật ấy có thể vẫn đúng. Nhưng có thể nó đúng trong cả mấy kiếp con người. Mà con người ta lại chỉ cảm nhận ở cái kiếp mà họ đang tồn tại thôi. Trớ trêu thay. Giá mà mình có nhiều sức mạnh hơn nữa, để cố sống, để cố sẻ chia. Nhưng mình không cố được nữa rồi. Mọi thứ đều sụp đổ trong ánh mắt sợ hãi và ngỡ ngàng của mình. Bế tắc trong cả sự bộc lộ. Giá mà mình giờ có thể đi đến một nơi nào rất xa...
Tháng 7 ơi, sao buồn quá đỗi...
----------------------------------
chi and cubi

Ê a

Hôm qua em của chị được 4 tháng rồi. Thực ra chị thấy 4 tháng cũng chả khác 3 tháng là mấy, vì dì bảo 4 tháng chưa phải là 1 cột mốc gì đáng nhớ cả.
Em ê a nhiều hơn, có khi lâu lâu đến cả nửa tiếng. Em chỉ cần có người nhà ngồi bên cạnh, nhìn em và cười toét toe, thế là em cũng há miệng ra mà cười, lại còn nói, nói những gì thì không ai hiểu. Điều này người ngoài không làm được. Có những bà hàng xóm cứ ngồi mãi, em chỉ nhìn thôi mà có cười tý nào đâu. Bà ngoại nói em đã biết phân biệt đâu là nhà, đâu không là nhà. Em còn có hơi hướng nhận biết đâu là mẹ. Chỉ cần mẹ đi ngang qua là em đã quay ngoắt cái cổ lại nhìn rồi. Đi đến đâu là nhìn đến đấy. Em bám mẹ quá đấy.
Em bắt đầu có nước dãi từ khi ngoài 3 tháng. Ngày xưa chị chẳng bị thế đâu. Bà ngoại bảo hay là do mẹ ăn nhiều ốc. Nhưng mẹ thì cãi, bảo rằng cũng có người ăn mà con không bị. Chị chả biết gì cả. Nhưng chị thấy em cứ ra nhiều dãi là chị không thích rồi.Bẩn. Phải lấy khăn lau suốt ngày. Bà bảo kiểu này chắc em mọc răng sớm. Ngày trước chị mọc răng hình như vào tháng thứ 6 gì đấy, thế người lớn cũng bảo hơi sớm rồi.
Hôm qua là ngày đầu tiên em phải ở nhà để mẹ đi làm. Ông bảo em quấy lắm, không ăn sữa. Bà bảo có lẽ em không quen dùng sữa Friso, nên kể từ khi thay Nan bằng Friso, em không chịu uống, trừ khi em buồn ngủ quá rồi. Hôm qua bà phải mất đến 2 tiếng để có thể cho em uống đc 70ml. Nản quá nhỉ? Ngày trước chị còn gan hơn cả em, không chịu bú bình 1 tý ty nào, làm cho bà phải tìm cách cho ăn dặm ngay từ những tháng đầu tiên không có mẹ bên cạnh. Thế nên mãi chị chẳng lớn được đấy. Em Bi của chị bây giờ phải ngoan hơn chị nhé. Chắc là bà và mẹ sẽ đổi sữa cho em thôi. Nhưng mà chị thấy hình như đúng là sữa có vấn đề. Vì rằng bình thường em output 1 tuần/lần, thế mà hôm qua uống xong, buổi tối em làm 1 bãi, sáng nay 1 bãi nữa. Hì hì. Hơi mất lịch sự tý. Nhưng chắc phải có vấn đề ở đâu chứ nhỉ?
Đấy, 4 tháng của em chỉ có bấy nhiêu thôi. Nhưng chị vẫn muốn kể tiếp với em. Về chị.
Hôm qua cũng là ngày đầu tiên của chị cầm đũa. Chả là, ông bà bố mẹ cũng cho chị so đũa lâu rồi, nhưng không ai cho chị dùng đũa cả. Hôm qua chị lén lấy đũa của dì gắp thức ăn. Chuẩn luôn. Thế là chị khoe dì. Dì lại cho chị luyện tập tiếp. Thế là, hôm qua, lần đầu tiên trong đời, chị được ăn cơm bằng đũa. Và ăn thật là nhiều kinh khủng. Hết 1 bát tiêu chuẩn, chị ăn thêm không biết bao nhiêu là rau, là xào, là cá, là thịt. Tính ra, chị phải ăn đến 1 bụng đầy ý, no ơi là no, thích ơi là thích. Giá mà từ nay chị được ăn đũa nhỉ?
----------------------------------
chi and cubi

Khám sức khỏe

Cơ quan tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho anh em. Ai cũng háo hức cả.
Khâu đầu tiên là lấy máu. Lấy máu thì không có gì phải bàn.
Đến đoạn đo chiều cao, cân nặng. 2 thằng làm liền nhau. Thằng đầu tiên cao 1,57m, nặng 52kg. Nó thắc mắc rằng nó cao 1,6m, nếu có chăng vì gù, vì cuộc sống cực khổ, có thể nó sẽ bớt 1 phân, nghĩa là chí ít phải được 1,59m. Cô bác sỹ (mặc áo bác sỹ thì đúng hơn) nói thiết bị lù lù ra đấy, sai sao được. Thằng đầu tiên xuống cân, khuôn mặt lộ rõ vẻ trăn trở vì sao người mình lại cong nhiều thế mà không biết. Đến lượt thằng thứ 2, cao 1,56m, nặng 49kg. Cũng lại thắc mắc vì sao chị lùn thế, nó nhận được cái cười xòa của cô mặc áo bác sỹ, thỏ thẻ "hình như từ sáng đến giờ cũng có nhiều người nói họ bị đo sai. Có thể máy móc của em cũng không chuẩn". Rồi cô áo blue đó nhìn vào cái tờ giấy có ghi tỷ lệ tương ứng giữa cân nặng và độ lớn của ngực. Hóa ra thằng thứ nhất có vòng 1 lớn hơn thằng thứ 2 kha khá nhiều, mặc dù, nếu đo bằng mắt thường, không ai không thấy điều ngược lại.
Kế đến là khám nội. Bác sỹ hỏi "Cháu có bệnh gì không?". "- Bác sỹ nói bệnh là bệnh thuộc loại nào, tiêu hoa, hô hấp, da liễu?". "- Bất kỳ bệnh gì". "- Cháu chả sao cả, chỉ trừ ngày trước cháu bị đau dạ dầy, nhưng sau soi lại đã thấy khỏi rồi". Vậy là trong bệnh án, bác sỹ ghi luôn "Tình trạng sức khỏe: loại II, bị bệnh viêm niêm mạc dạ dầy". Choáng!
Tại vị trí khám mắt, thây nó lấy miếng bìa che cả 2 mắt, bác sỹ nói che 1 bên thôi. Rồi chả nhìn xem bệnh nhân làm thế nào, bác sỹ thấy đọc đúng hết, bèn ghi trong bệnh án "thị lực 10/10", trong khi thực tế là, 1 mắt của nó tốt, 1 mắt nhược bẩm sinh, hầu như không nhìn rõ cái gì, khi bác sỹ chỉ tới hình nào, nó bỏ hẳn miếng bìa ra, nhìn rõ rồi lại cho miếng bìa vào và đọc ngon lành. Còn 1 thằng khác được bác sỹ hỏi "Em đeo kính thế nào?". "- Em đeo 2 độ. Thế em có cần nhìn bảng nữa không?". "- Chả cần. Mà chị có phòng khám mắt. Cạc vi sit đây. Lúc nào cần em ghé". Chị ghi luôn thị lực 8/10. Xong.
Trong lúc đó, tại bàn khám ngoại, bác sỹ hỏi "Cháu có bị bệnh gì không?". "- Không ạ". Vậy sức khỏe loại I. Lại xong.
Tới bàn khám tai mũi họng, trong khi xem qua loa tai và họng, bác sỹ nói "Tôi chuyên khám tai mũi họng từ rất lâu rồi. Tôi đang viết sách về môn khoa học này đấy, sắp tới sẽ được bán trên thị trường". Không hiểu vị bác sỹ này cần nói điều gì, khuyến khích bệnh nhân mua sách hay là sao?!?
Đấy là chưa kể bàn siêu âm thì tơ hơ không màn mùng gi sất, chị em cứ gọi là... nhắm mắt mà cởi. Chụp X-Quang thì không cần ần uồng. Vân vân và vân vân.

KHÁM NHƯ THẾ THÌ KHÁM LÀM GÌ Ợ?

----------------------------------
chi and cubi

Ăn mày kiếm 50 triệu đồng/tháng

Nhân được bạn Tèo gửi cho tin Ăn mày kiếm tới 50 triệu đồng/tháng, mình phải xem ngay. Xem thì thấy đúng là ăn xin ở Anh kiếm được nhiều tiền thật, thậm chí nhiều hơn cả công chức mới đi làm. Thế nên không ngạc nhiên khi 1 cơ số công chức, sau giờ làm, vẫn thay bộ đồ ăn xin ngồi cạnh ga hoặc ATM booth để kiếm thêm thu nhập. Chỉ khi cảnh sát ra đợt càn quét, họ mới bị lộ nguyên hình là công chức, có nhà cửa đàng hoàng và thu nhập ổn định. Họ chỉ muốn kiếm thêm để "xây nốt cái bếp".
Cái này thì giống ăn xin Việt Nam. Ngày mình còn bé, cứ mỗi lần ăn xin đến, mình đều cho 1 bơ gạo. Nhà mình còn thiếu gạo, phải ăn độn mỳ, thì việc cho 1 bơ gạo đã là tốt lắm rồi. Ăn xin cũng cảm ơn rối rít. Sau rồi, có lần không có người lớn ở nhà. Lại ăn xin đến. Mình lại lấy gạo cho. Ăn xin bảo "Tôi không cần gạo. Cho tôi tiền đi". Hoang đường! Mình còn chả có tiền, ăn xin lại đòi cho tiền.
Rồi sau này, rất nhiều loại ăn xin đi qua, xin, nhưng mình không cho nữa. Như bố mẹ nói, họ rất khỏe mạnh. Họ hoàn toàn có thể lao động kiếm sống chứ không phải lúc nào cũng vác gây và cái nón rách đi ăn xin. Nhà mình cũng nghèo, bố mẹ và mình cũng phải lao động kiếm sống. Vậy chẳng có lý do nào mình cho họ tiền hoặc những thứ tương tự.
Nói như thế không có nghĩa là mình chẳng cho ai cái gì. Nhưng, cái sự tốt ấy đôi khi cũng bị lên án, bị cho là "ngu". Sự thể là thế này. Một hôm đi đổ xăng xe máy. Lúc đổ xong, mình rời cây xăng. Mình thấy 1 bác cao, phải cao đến 1.8m ý, dắt bộ cái xe future. Mặt đối mặt. Bác bảo "Cháu ơi, cháu có tiền không, cho bác xin 5.000 đổ xăng, xe bác hết xăng mất rồi, bác phải dắt bộ mấy cây số". Mình băn khoăn, vì chưa từng gặp ai như thế. Nhủ thầm rằng hoặc là bác này hết xăng thật, hoặc bác ý lừa mình, nhưng trông bác ý cũng ăn mặc tử tế, chắc không phải đi lừa đảo, mà nếu mình cứ nghĩ mãi thế chắc bác ý cũng chán. Nếu bác ý lừa mình thì sau này bác ý bị quả báo. Và thế là mình hảo tâm rút ra 10.000 cho bác. Mình vẫn đinh ninh rằng mình đã làm đúng. Nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau, mình gặp lại bác này 2 lần, vẫn cái xe future đấy, dắt bộ, loanh quanh tại cây xăng.
Có 1 dạng ăn xin khác, theo mình, là lợi dụng tôn giáo. Ông cha mình, dẫu không chính thức theo đạo nào, nhưng sống và hành động theo tư tưởng của Phật giáo. Vì thế mà nếu gặp những vị sư hành khất trên đường, hoặc bán hương, hoặc xin tu tạo chùa, chẳng ai nỡ lòng nào không cho, không mua. Nhưng, hình như dần dần những ý định tốt đẹp đó của nhà chùa cũng bị lạm dụng. Bạn sẽ thấy có những người mặc áo nâu, có thể cạo đầu hoặc không, đi bán hương khắp nơi, nói là để lấy tiền tu tạo lại chùa, và nếu ai mua, họ sẽ ghi tên vào 1 cuốn sổ. Cuốn sổ khá dầy, cũ nát và thường đã ghi rất nhiều. Có vẻ ai cũng nghĩ, mình mua hương, tên mình được ghi vào đó, nghĩa là mình đã làm việc công đức. Nhưng có ai biết chùa đó ở đâu, những vị đi bán hương là ai, quyển sổ mà họ ghi tên người mua vào đó sau để làm gì, số tiền ấy có được dùng để tu tạo chùa chiền, hay không? Đành rằng ai cũng nghĩ thôi thì mình làm phúc. Nhưng nếu số tiền ấy không thực sự để làm phúc, thì cũng chẳng ai chứng giám cho lòng thành của mình.
Mình có bà chị dâu họ, quê ở Thanh Hóa. Mình phải xin lỗi các bạn Thanh Hóa mà mình quen biết nhé. Nhưng chị mình bảo thế này: cả làng chị đi ăn xin. Cái nhà hàng xóm cách chị mấy nhà, hôm tết đến chơi, thấy nhà cửa còn thơm mùi vôi mới, chị mừng, còn họ thì bảo ăn tết xong, họ lên Hà Nội ăn xin để về xây nốt cái bếp.
Như vậy, mình cho rằng chắc cái nghề ăn xin cũng cần sự khéo léo giả tạo hơn. Hoặc là ăn xin ở Anh khéo léo hơn, nên dân chúng không biết để dừng việc làm từ thiện (họ cho rằng họ thấy tội lỗi nếu đi qua 1 người ăn xin mà không cho họ tý nào) mà phải chờ đến khi cảnh sát truy quét mới "lòi cái chân sự việc", hoặc là người Việt Nam (không phải ăn xin) khôn hơn người Anh nên dễ dàng nhận ra chân tướng sự việc mà chưa cần đến sự can thiệp của cảnh sát.
Ôi cuộc đời!
----------------------------------
chi and cubi

Ảo giác

Mình cắt tóc ngắn.
Bạn bè, đồng nghiệp thấy thì bảo:
- Giang ơi, trông mày phờ phạc thế. Gầy thế.
- Không ạ. Em vẫn vậy.
- Thế à? Hay do cái tóc?
- Có thể ạ.

Cuối tuần vừa rồi, mình về quê. Anh chị em ai gặp cũng nói:
- Giang, sao dạo này trông béo thế?
- Không, em vẫn vậy.
- Thế à? Hay do cắt tóc?
- Có thể ạ.

Vậy tất cả là ảo giác. Mình có khác gì đâu. Duy có cái tóc ngắn.
Chỉ có anh bảo "Tóc ngắn, mắt bồ câu rất hiền..."
Mình thích nhứt câu này, khà khà, mặc dù...
----------------------------------
chi and cubi