Chùa, sư, Phật giáo và niềm tin

Câu chuyện 11 đứa trẻ và cậu bé Cù Nguyên Công bị mất tích khỏi Chùa Bồ Đề hơn tuần này còn đang nóng lên từng ngày trong lòng dân chúng, lại gợi mình nhớ đến ngôi chùa này với việc nhận nuôi dưỡng các cháu bé bị bỏ rơi, cũng như những ngôi chùa khác, những người được cho là tu hành, những người được cho là ăn lộc nơi cửa phật, đến cả giáo lý nhà Phật và đức tin nơi cửa Phật.
Phật giáo, tôi cho rằng cũng như các tôn giáo khác, đều có những nguyên lý sống chân thật, có đạo đức, từ tâm. Niềm tin tôn giáo ấy khiến cho những con chiên thấy cần phải sống tốt, không tham lam, sân si, không chà đạp lên sự tồn vong của người khác để gói lộc cho mình. Tôi là một người không theo đạo Phật, cũng chả theo tôn giáo nào, và tôi nể phục những người xuất gia tu hành, người từ bỏ bụi trần để sống cho một thế giới khác, một thế giới hướng đến ánh hào quang của lòng vị tha, sự yêu thương và dòng chảy liên tục của sự sống qua những kiếp người. Tôi nghĩ rằng mình không đủ niềm tin như họ để đi theo ánh hào quang đó.
Nhưng có lẽ hình như tôi cũng nhầm. Phật giáo không sai, nhưng người truyền đạo hình như không tuân thủ giáo lý nhà Phật. Đôi lúc, tôi cứ tự hỏi họ có còn niềm tin tuyệt đối vào giáo lý nhà Phật hay không, họ có còn kết nối được với vầng hào quang đó hay không, để họ mang ánh hào quang đến với những tâm hồn mong manh hơn như tôi…
Nếu họ còn giữ đức tin, vì sao họ phải làm thịt gà, cá, lợn, … trong những bữa ăn của mình, dù rằng họ làm bằng nguyên liệu không phải là thịt? Người thường có thể chế biến những món ăn đấy để giúp họ cải thiện sức khỏe. Nhưng nhà chùa mà phải làm thế trong những mâm cỗ ngày lễ, liệu có phải từ tâm họ vẫn nghĩ đến thịt không?
Nếu họ còn giữ đức tin, vì sao họ tự cho phép mình ăn thịt chó trong những ngày không phải mồng một hay ngày rằm? Vì sao họ phải đút lót tiền để được vào trong chùa “làm việc”? Ngày xưa, chỉ những ai không còn tin vào trần thế, mới nương nhờ cửa Phật. Nhưng giờ khái niệm đó dường như chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Thay vào đó, họ học để vào chùa làm việc. Họ đóng tiền để được vào chùa quét sân… Đã đầu tư thì phải thu được lợi nhuận chứ? Tôi còn nhớ những nhà sư tôi gặp bên Thái Lan. Cứ sáng sớm, họ cầm bát đi bộ xin ăn qua từng góc phố. Cho gì ăn nấy. Họ có thể phải đi bộ hàng cây số. Vì họ tin rằng họ có nghĩa vụ phải khổ luyện để bước được vào vòng hào quang của Bồ tát quan âm. Ở Việt Nam giờ hiếm nhìn thấy cảnh tượng như thế. Nhà sư một bước lên xe máy, một bước lên ô tô. Xe máy còn phải chọn biển số đẹp. Mũ bảo hiểm dùng loại thời trang.
Nếu họ còn giữ đức tin, vì sao khi có người đến thiện nguyện mà dâng chùa bằng hiện vật (mà không phải là tiền mặt), trụ trì lại không nhận? Câu chuyện chùa Bồ Đề tôi đã nghe từ lâu, trước khi tôi quyết định mình đến đó làm thiện nguyện. Và tôi đã ngăn cản bản thân mình đến đó làm những việc “vô ích”.
Nếu họ còn giữ đức tin, vì sao họ nỡ tâm kinh doanh trên số phận trẻ thơ? Hoặc chí ít cũng “lờ đi” để cho đối tác “hoạt động”. Sự chối quanh, sự bất nhất trong lời nói của trụ trì Thích Đàm Lan rõ ràng đã cho chúng ta nghi ngờ về đức tin thật sự của nhà sư đối với giáo lý nhà Phật. Nghi ngờ ấy càng tăng cao khi kết luận bước đầu của công an rằng ni sư Thích Đàm Lan không liên quan đến việc mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề.
Nếu họ còn giữ đức tin, họ nỡ lòng nào nhổ đi ngay que hương phật tử vừa cắm vào lư hương, trước khi khói hương đưa họ đến gần hơn với đức Phật? Khi “được nhắc nhở”, họ còn khùng lên, hẳn là chỉ chờ người ta trong tầm với để có thể “nói cho mà biết cái mặt”. Đã có lần tôi nói “các bác nương nhờ cửa Phật, càng phải tu tâm tích đức chứ”. Lời nói ấy là của đức Phật, nhưng có lẽ, nó đã rơi vào thinh không.
Nếu họ không còn giữ được đức tin ấy, liệu dân thường có còn niềm tin vào đức Phật, tin vào những người được coi là đại diện cho nhà Phật và quan trọng hơn, tin rằng giáo lý nhà Phật sẽ đưa họ đến một chân trời mới của sự sống?
Câu hỏi này đến giờ tôi vẫn chưa biết có ai, và khi nào, trả lời được không…

Còn đi Mỹ làm gì nữa?

Bài này mình nhớ đã đọc lâu lâu rồi. Giờ vô tình thấy lại. Post vào đây chia sẻ với mọi người và thỉnh thoảng gặm nhấm...

Op-Economica, 29-3-2013 — Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo (Trung Quốc), bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận. Nội dung tưởng như châm chích cười cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, sơ khai và ngây ngô, nhưng thực ra lại là lời phê phán sắc sảo, sâu cay, trào phúng về chính Trung Quốc!
Trang Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần đinh nhất của bài viết nói trên. Sau đây là bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng:
Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng!
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào!
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ!
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không? Thế đấy!
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “đạo đức giả” nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả!
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức phanh lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai!
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao !
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… Mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi!
9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ. Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo: Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian .
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi … Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ !
Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là: chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ?
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết!
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ!
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc.
Có tới 95% nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo!
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào!
99% người Mỹ đi học, đi làm, thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa … sau!

Tổng thống Mỹ gọi điện cho Tập Cận Bình

A Lô, chú TẬP phải không?
Mấy thằng em nói, chú ngông quá trời!
Biển Đông, là của nhà người
Mà sao chú định, nuốt tươi cơ à!
Giàn khoan, tàu chiến đem ra
Chú hù chú dọa, như là trẻ con
Trong nước, chú vẫn om sòm
Hoa Đông chú quậy, chẳng còn chỗ chơi!
Phải chăng, chỗ chú lắm người
Đem ra thiêu bớt, thịt tươi máu hồng!
Việt Nam, cái nhọt trong lòng
Bao đời nhà chú, vẫn lồng lộn lên
Anh nhắc, để chú khỏi quên
Tham vọng quá lớn, là đền mạng nghe
Sách vở, chú học lại đê!
Mấy nghìn năm trước, chú về ngó nha...
Hỏi xem, Cụ Kỵ Ông, Bà
Bạch Đằng Giang đó, hồn ma bao người...
Hỏi xem, trận chiến Ngọc Hồi
Bao nhiêu thằng đã, bị mồi lửa thiêu...
Anh thề, anh chẳng nói điêu
Nghe trận Hàm Tử, Anh phiêu cả hồn
Thôi mà, đừng cậy...to con
Chạm vào bọn họ, chẳng còn răng đâu...
Bài học này, Anh vẫn đau
Lịch sử nước Mỹ, gột nhầu chẳng phai
Thôi Em, TẬP, chớ đùa dai
Anh đây cũng bực, đứng ngoài không yên
Chẳng nghe, đừng tưởng anh hiền
Mặt Anh nóng vụ, Triều Tiên lâu rồi
Biết là,núp bóng chú thôi....
Liệu hồn...bướng bỉnh, Anh chơi chú liền
Thôi nha ! Điện thoại tốn tiền
Nhớ lời Anh dặn...chẳng phiền thêm em
By...eeee

Tuyển tập những bài hát Nga

Mình được học tiếng Nga năm rưỡi. Cô giáo tiếng Nga tên là Thanh. Cô cứ bắt học sinh phải đến nhà cô học thêm. Mình ghét. Rồi cô không tận tâm với nghề. Cô làm cả lớp ghét. Ngày ấy, việc cả lớp mình cùng ký vào 1 bức thư gửi Hiệu trường nhà trường đòi đổi sang học tiếng Anh đã gây 1 cú sốc lớn. Trong những giờ học cuối cùng, cô đã không ngừng gieo vào đầu học sinh, rằng tiếng Anh là thứ ngôn ngữ vớ vẩn, khó và chả có ai học. May quá, không phải thế. Cả trường ngày ấy chỉ có mỗi lớp mình được học tiếng Anh.
Dù bây giờ mình chỉ nhớ được một vài câu vớ vẩn, đại loại như xin chào, anh yêu em hahaha, chữ bẻ đôi cũng chả nhớ gì sất, nhưng tình yêu của mình đối với nhạc Nga không hề mất. Mẹ mình làm thư viện, nên mình có họa báo Nga để bọc sách vở đến tận cấp 3 mới hết. Xem các bạn nhỏ ở Nga lúc nào cũng váy xòe váy cụp múa hát tưng bừng, mình cảm nhận được tình yêu cuộc sống mãnh liệt trong họ. Mình thích những rừng dương trắng xóa, mình thích điệu múa thiên nga dịu dàng mà vô cùng quyến rũ. Mình thích cảnh đẹp của nước Nga.
Và vì thế, không có lý do gì để mình không yêu nhạc Nga. Có anh bạn định cư ở Nga (cũ) đã mang về cho mình mấy đĩa CD nhạc Nga cũ, mình nghe hoài không chán. Gần đây, mình sưu tầm được kha khá các album nhạc Nga, cả cũ cả mới. Rút kinh nghiệm con ổ cứng của mình tự nhiên đột tử đợt rồi, làm mình mất hết các file nhạc và ảnh, lần này, mình phải úp sọt lên net, cũng là để chia sẻ với những bạn thích nhạc Nga như mình.
File của mình là file lossless, nghĩa là, đạt tầm trên 90% chất lượng đĩa nhạc gốc. Phần mềm mình xài để nghe là Media Player Classic, là 1 phần trong bộ K-Lite Codec Pack.
Dưới đây là link đến các album này: Mình sẽ tiếp tục upload khi có thời gian. Chúc các bạn tìm thấy niềm vui, sự say mê, tình cảm trong những bài hát nhạc Nga.

  1. Алла Пугачева - Лучшие Песни CD1
  2. Валерий Леонтьев - Все хиты
  3. Гости из Будущего -  Grand Collection (Live в МХАТ'2007)
  4. Группы Нэнси - Лучшие Песни
  5. Игорь Николаев - Лучшие Песни 1982 - 1997
  6. Студия 80 - Придуманный мир
  7. Лайма Вайкуле - Вернисаж
  8. Алла Пугачева - Лучшие Песни CD2
  9. Алла Пугачева - Лучшие Песни CD3
  10. Алла Пугачева - Лучшие Песни CD4
  11. Михаил Боярский CD1
  12. Михаил Боярский CD2

Super intelligent elevators


How intelligent they are. And it's full of fun. Enjoy them.

Chống Tàu khựa

Bọn Tầu là nó rất thâm
Nó cho tàu lớn nó đâm vào mình
Nhưng ta cũng rất thông minh
Cho đâm thoải mái - chụp hình đưa lên
Xong rồi ta họp mấy bên
Tập hợp bằng chứng trình lên hội đồng
Chứ ta chẳng dại xù lông
Nó là nước mạnh lại đông hơn nhiều
Ta càng quá khích bao nhiêu
Chúng nó càng có thêm nhiều lý do

Việt Nam ta thắng nước to
Không phải vì khoẻ - nhớ cho một điều!
Cũng không phải do ta liều
Mà do khéo léo xoay chiều ngoại giao

Lời của Bác dặn ngày nào
Rằng ta phải biết dựa vào anh em
Một mặt cảnh giác ngày đêm
Đừng cho tụi nó có thêm nhiều trò

Thôi thì các bạn nhớ cho
Đừng nên suy luận lo bò trắng răng
Cũng đừng có nói lăng nhăng
Cũng đừng quá khích cho rằng chiến tranh

Bọn Tầu dở thói lưu manh 
Cũng để kích động dân lành của ta
Xong rồi ăn vạ kêu la
Đổ cho nước Việt của ta làm liều

Thôi thì sống cạnh thằng điêu
Thì ta phải nhớ một điều không quên:
Đối đầu với nó không nên !
Mà phải khéo léo kéo thêm bạn bè

Cũng nên tỉnh táo khi nghe
Nhiều bọn phản động giả phe bên mình
Kích động dân chúng biểu tình
Xong rồi phá quấy để mình bị oan

Bà con tụ tập theo đoàn
Nếu gặp kẻ xấu nó toan dở trò
Thì bà con phải nhớ cho
Chặn đứng hành động cả lò nó ngay
Không thì sẽ lại không hay
Từ người tử tế thành ngay bọn liều

Thế thôi chỉ có mấy điều
Tôi nói ngắn gọn - nói nhiều không hay!
Nói nhiều thì gõ mỏi tay
Lại phải nhịn đái có ngày thận hư...

You lie


We lie in the dark I know you're awake
The only sounds are the sounds this old house makes
But, Oh, how I long, I long to hear your voice
Desperate to talk, yearning to touch
Burning inside 'cause I want you so much
So I say I need you and leave you no choice

You lie you don't want to hurt me
So you lie, buy a little time, and I go along
What else can I do, maybe it's wrong
But you know how much I love you
So you lie 'til you can find a way to say goodbye
You lie

How long until you just can't go on
And the urge to break loose is just too strong
You should let go that's what you want to do
Oh but you don't know, you don't know
If it's the right thing to do

You lie you don't want to hurt me
So you lie, buy a little time, and I go along
What else can I do, maybe it's wrong
But you know how much I love you
So you lie 'til you can find a way to say goodbye
You lie

Không bao giờ nên tiếc nuối

- Cái gì đã cũ là cũ, Có cố đánh bóng cũng không thể mới.
- Cái gì đã qua là qua. Có quay trở lại cũng chẳng như xưa.
- Cái gì đã vỡ là vỡ. Có hàn gắn lại cũng còn vết rạn nứt.
- Cái gì đã đứt là đứt. Có ráng nối lại cũng chẳng tồn tại dài lâu.
- Cái gì đã đi là đi. Có níu kéo nó về cũng chẳng còn là của mình nữa.
- Cái gì phải quên là quên.Có nhớ nhung mãi cũng chỉ là hoài niệm.
- Sự tin tưởng giống như một tờ giấy, một lần bị vò nát nó sẽ không thể toàn hảo như xưa.
- Khi ai đó rời bỏ ta, hãy để họ ra đi. Số phận của ta không bao giờ kết chặt với những ai quyết tâm rời bỏ ta. Họ không phải là người xấu, họ chỉ là nhân vật kết thúc vai trò trong câu chuyện của cuộc đời ta mà thôi.

Vậy nên ba thứ trong đời không bao giờ nên tiếc nuối, Đó là:
* Tình yêu đã ra đi
* Người bạn không xứng đáng
* Ngày hôm qua



Vậy có phải mình đã lãng phí quá nhiều thời gian???

Nhật ký mồng 2 Tết

Tết. Tôi làm bạn với những bữa cơm gia đình. Tôi vẫn thường bảo đùa, nhà chỉ có 2 ông bà già, thì 1 bà sắp già đương nhiên phải trông nom thôi. 2 ông bà già đó giờ còn hay quên, lãng tai, lơ đễnh. Ông thì thấy có người khép cửa nhà mình vào cũng chả buồn ra xem có chuyện gì. Bà thì nghĩ mãi "chả biết cúng cơm tất niên cái gì". Ấy thế mà ai cũng thích làm chỉ đạo. Bà sắp già là tôi hễ có ý muốn "làm món gì đó mơi mới trong dịp Tết" đều bị bà già gạt đi hết. Thế nhưng lại than "Mẹ không nghĩ ra món gì, gọi con xuống để nghĩ cùng, mà con cũng chả nghĩ ra cái gì". Khổ. Bị gạt như chém gió thì ai còn động lực mà nghĩ nữa.
Thế là Tết năm nay mọi món ăn đều quay trở lại với truyền thống. Trừ mỗi việc, tôi kiểm soát được lượng thức ăn, nên không bị thừa đổ đi. Một ngày vẫn được từ 2 đến 3 bữa mà không ai thấy chán hay đầy bụng vì bữa trước đó.
Tết. Tôi có nhiệm vụ đưa ông bà đi chúc Tết những ông bà già hơn. Rồi ngồi nhà phục vụ những ông bà trẻ hơn đến chúc Tết ông bà nhà mình. Lại nói đến chúc Tết, năm nay chứng kiến một việc mà qua đó, tôi thấy rằng, nếu không xuất phát từ chính lòng mình, những lời chúc đều trở nên vô nghĩa. Chúc Tết vốn là những lời nói hay về ngữ nghĩa, đáp ứng mong mỏi của người nhận câu chúc, cho một năm mới bắt đầu. Câu chúc Tết phải được nói ra sau thời khắc bước sang năm mới. Trừ một vài trường hợp đặc biệt mà không thể gặp nhau, nói chuyện với nhau sau thời khắc ấy, người ta mới vui vẻ nhận những lời chúc Tết trước khi giao thừa. Vốn là, xóm nhỏ nhà tôi trước nay đều có thông lệ, ngày mồng 1 đầu năm, 1 người sang chúc Tết 1 nhà, rồi cùng người nhà này đi chúc Tết nhà khác, cứ rồng rắn thế trong cả xóm. Không bắt buộc gì sất, ai tham gia vào đoàn thì tham gia, không thì đi một mình. Vậy mà năm nay, có một "sáng kiến" là gặp nhau 2 tiếng trước giao thừa, tổ trưởng tổ phó đứng lên chúc Tết "dân", rồi thì giao lưu giữa hội trường, chứ không phải dắt díu nhau đi chúc Tết mồng 1 nữa. Một số người thì hưởng ứng nhiệt liệt. Một số thì không. Tôi thì cho rằng hàng xóm ra vào gặp nhau đến cả chục lần trong ngày. Việc gặp nhau thêm 1 lần nữa cũng chẳng sao. Nhưng để Tết không còn ai vào nhà ai chúc Tết nữa thì thật là phí, phí cái tinh thần chúc Tết mà cha ông ta đã dựng nên và đặt niềm tin cho nó. Tôi bảo mẹ vẫn cứ đi chúc Tết như bình thường. Và rồi, cũng thấy một số người hàng xóm than phiền là "buồn", thì rõ, vì sát nách mình năm nào cũng rỉu rít vào ra, giờ chỉ lướt qua cửa rồi mất hút. Thấy một số người khác cố tình không tiếp khách "hàng xóm" tại nhà, tôi mới hiểu dù họ có gặp và chúc Tết mình ngoài đường, những lời nói ấy cũng chẳng vì từ tâm họ muốn thế. Âu cũng là một cách để hiểu thêm về con người. Có lẽ, đó là "tác dụng duy nhất" mà theo tôi "sáng kiến" đó mang lại.
Đâu đó khoảng 16-17 năm rồi, sinh nhật tôi mới lại rơi vào ngày mồng 2 Tết. Nhớ lại lần trước, ngày còn là học sinh, tôi chơi với khá ít bạn bè. Ngày mồng 2 Tết, mấy chục đứa xe đạp xe máy kéo đến nhà tôi chúc mừng sinh nhật. Tôi choáng. Và tôi vui. Vui hết cỡ. Được tặng bao nhiêu là quà. Nhưng vui nhất vì có nhiều bạn bè chúc mừng mình đến thế. Năm nay, già rồi để không còn bạn cùng lớp nào kéo đến ríu rít, nhưng tôi cũng đã nhận được biết bao lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi. Là những người bạn trong nhóm chơi thân mà năm nào cũng chính tôi là người mời đi ăn sinh nhật. Là những người bạn từ Châu Âu xa xôi vẫn "trốn vợ" gọi cho tôi trong mỗi ngày sinh nhật. Là những người anh, người thày "nhớ dai lắm, không thể quên được ngày sinh nhật em". Là những người bạn mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng họ quan tâm đủ để nhớ ngày sinh nhật của mình. Là người lãnh đạo mà tôi không tin rằng anh nhớ. Là những đồng nghiệp vẫn luôn mang đến cho tôi những nụ cười trong công việc. Và còn là anh, dù "không thể vào internet shop, không thể viết thư", vẫn cố gắng tìm cách gọi về cho tôi mà tôi lại không thể nhấc máy trả lời. Bấy nhiêu đó đã đủ để tôi vui chưa nhân ngày sinh nhật mình, dù đi bên tôi giờ vẫn chỉ là một cái bóng lặng lẽ...
Bác tôi bị bệnh, phải nằm một chỗ đã 3 năm nay. Từ một người hoạt bát, nhanh nhẹn, ham đi, bác làm bạn với chiếc giường như một điều cố hữu. Đến thăm bác, lúc thì bác bảo "Tôi chỉ muốn chết cho nhẹ người", lúc bác lại khăng khăng "Tội gì mà phải chết, cứ sống cho nhà nước nó nuôi". Cũng giống như tôi, luôn xung đột trong suy nghĩ. Cuộc đời vốn không cho ai hết cái gì. Nhưng con người vẫn cho rằng, cái mình mất đi, hay không có, thật là to lớn. Cứ mải ngẫm về những gì mình được, những gì mình mất, tôi đã đang trôi về phía dốc bên kia của cuộc đời...

Ngày cuối năm

Hôm nay có lẽ là ngày cuối cùng đặc biệt nhất trong năm con Rắn. Ngày làm việc cuối cùng của năm cũ. Ngày cuối cùng mình "phải" tiếp xúc, cống hiến cho người lãnh đạo vừa không có tài, vừa không có tâm, vừa chẳng có tầm. Ngày để mình thấy có những người yêu mình biết bao nhiêu...
Các cụ bảo năm tuổi vận hạn lắm. Mình đúng là vận hạn thật. Một năm vừa chẳng kiếm ra tiền, vừa bị mất cắp tiền, lại còn luôn thấy uất hận trong lòng. Ăn cắp thì có nhiều thể loại. Kẻ móc trộm thì mình không biết mặt, không thấy, và thường thì tặc lưỡi "của đi thay người". Nhưng có loại ăn cắp của mình trước mặt mình, công khai, bằng cách bịa ra những lý do hết sức "trời ơi" mà nhờ quyền lực người ta có được, khiến mình thấy uất ức mà không tìm được lối thoát. Cũng không phải không có lý do mà lãnh đạo nói với mình rằng "không ai hết lòng vì em đâu vì người ta phải lo thân người ta trước", dù rằng lãnh đạo đó rất trẻ, có tài, có thể coi là có tâm với nghề. Sau câu nói ấy, cảm giác đau đớn của mình còn tăng lên gấp nhiều lần, không chỉ vì kẻ ăn cắp kia, mà còn vì những người mình mong muốn tin cậy, sẻ chia và bảo vệ quyền lợi được cho nhân viên dưới quyền.
Và chưa lúc nào mình mong muốn thoát khỏi nơi đó, càng sớm càng tốt, như lúc ấy.
Ấy thế mà hôm nay, một người lãnh đạo trực tiếp của mình, một người mình coi là người anh đáng tôn trọng, một người bạn để sẻ chia, một người đồng nghiệp cùng chung ý chí, đã nói với mình, trước mặt tất cả mọi người, rằng "xin em đừng bỏ đi". Nước mắt mình đã ngấn rơi. Mình không ngờ anh nói câu đó trước bao nhiêu người. Chắc vì anh sợ nếu nói riêng với mình, anh sẽ thấy bản thân, với vị trí là lãnh đạo, nhún nhường quá. Hay anh sợ mình thấy tự kiêu quá? Hay anh mong muốn nhân sự kiện này để nhiều người hiểu mình hơn? Hay anh chỉ đơn giản công nhận những nỗ lực của mình để bù đắp những thiệt thòi mà mình phải chịu đựng trong những tháng ngày qua. Dù bất kể lý do gì, anh cũng khiến mình thấy mình được yêu quý, được tôn trọng, và thực sự có giá trị. Cuộc đời thực sự ấm áp hơn vì có bên mình những con người như anh.
Hôm nay lần đầu tiên mình nghe anh hát. Và, ở tuổi gần 60, anh đã chọn bài hát "Say tình" rất trẻ để hát tặng em, với nỗi lòng mong em hiểu được cảm giác nếu không còn em ngồi làm việc bên cạnh nữa. Một lần nữa, con tim mình lại "xao xuyến" vì tình cảm anh dành cho mình quá nhiều, dẫu rằng phải hiểu "tình" ở đây là tình đồng nghiệp, đồng chí. Giờ lại là lúc mình cứ chỉ lăn tăn, đi để thoát hay ở để không phụ tình cảm những người như anh dành cho mình.
Nhân câu chuyện này, mình lại nhớ quãng mấy ngày tham gia khóa tập huấn của Bộ Tài chính. Một người cô hoạt động với tư cách chuyên gia tài chính trong 1 dự án tài trợ cách đây gần 1 năm đã có 2 lần "chỉ đạo" mình, với tư cách là bên đi vay, trong công việc. Hôm tập huấn, cô cũng có mặt. Trước mặt mấy chục con người, cả quan chức Bộ và lãnh đạo các doanh nghiệp, cô hùng hổ tuyên bố "Bạn này rất giỏi, đúng là nhân tài của đơn vị ABC, tôi rất thích làm việc với bạn ý", làm mình trở nên "long lanh" trong mắt mọi người, vừa sướng, vừa ngại... Hôm sau, chính anh Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cũng nói với mình chính điều ấy. Lần này thì mình thực sự ngạc nhiên. Tại sao có người chỉ làm việc với mình vài lần đã đánh giá mình như thế, trong khi những người mình tận tâm cống hiến bao nhiêu năm nay, chỉ vì những mối thù vặt cá nhân, mà ngang nhiên phạm luật ăn cắp đồng tiền mô hôi xương máu của mình. Mình còn nói đùa "hay là vì em hay lê  la xin ý kiến anh quá nên anh biết về em?", bởi vì ở chức vụ ấy, người ta tiếp xúc với bao nhiêu con người quan trọng hơn, đúng chuyên môn hơn, chứ mình vừa là dân ngoại đạo tài chính, vừa chỉ là nhân viên quèn, vừa chỉ thẽ thọt cắp tráp theo lãnh đạo doanh nghiệp đi gặp anh vài buổi liên quan đến chương trình. Nhờ có những con người ấy, mình mới thấy mình đã mang được đến giá trị, hay niềm vui, đến cho cuộc đời. Và họ thực sự đã thắp lên cho mình niềm tin để có thể bước tiếp.
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới. Một năm không vận hạn, nhưng không hề tốt đẹp với tuổi con Rắn. Lại một năm mới đầy lo toan, và lo lắng. Và hơn hết, mình không chỉ nghĩ đến việc "đi như thế nào" mà còn là "đi hay ở lại".
Nên buồn, hay nên vui, với năm con Ngựa? Dù gì, mình cũng chưa mất hẳn niềm tin...