Sài gòn lần này có gì lạ nhỉ?
Lạ thứ nhất là, mình thấy Sài gòn sáng hơn, rực rỡ hơn, màu mè hơn. Chắc tại mình "quyết tâm" "sống" ở khu gọi là quận nhất, đại lộ hẳn hoi, cho nó oai. Tiền chát. Cơ mà nó tự dưng lại chuyển từ 3 sao thành 4 sao, chẹp chẹp. Vốn rất tự tin rằng mình đã ở đây nhiều lần, xài thẻ từ nhiều lần, mình tự nhiên "bối rối" vì không sao mở được cửa tầng. Chuối vãi! Sau khi hỏi han mới biết cái buồng của mình nó đi cầu thang khác. 4 sao mà không đề rõ từ buồng nào đến buồng nào. Mà hình như cái 4 sao nó bảo vệ khách hàng tốt hơn hay sao ý. Hay là cách ly thì mình cũng chả rõ. Vì cứ vào đến phòng là mất sóng. Như nhà tù luôn, vì cũng không có cửa sổ. Điều hòa thì bật thế nào nó cũng về 25 hoăc 24 độ, lạnh run. Mình vào Nam để tránh rét cơ mà??? May mà chỉ ở có 1 đêm, nhiều hơn chắc là chết vì "ngạt"... Ak ak, về đến nhà an toàn thì giờ lại lo không biết công ty có thanh toán cho cái hóa đơn 4 sao hay không đây?
Lạ thứ hai là, đám ma. Lần đầu tiên mình thấy 1 đám ma vui đến thế. Rõ ràng là chia vui với hàng xóm láng tỏi, khoe vui với bàn dân thiên hạ. Không ngoa! Này nhé, cái ngõ trước cửa khách sạn cứ thấy trống đánh ầm ỹ, kèn thổi tứ tung, mình không dứt khỏi nỗi tò mò, bèn ngó qua. Trời ạh, là nhà có đám ma. Ban đầu mình còn tưởng nhà bán quan tài "quảng cáo" sản phẩm. Nhưng nhìn kỹ ra thì thấy có tờ cáo phó, có nhiều người đeo khăn tang, vòng hoa thì đầy trong nhà. Ấy thế nhưng, mọi người lại tụ tập bên ngoài, có 1 đội đang mua vui thiên hạ, trong đó có 1 cha cầm que như que hương (hình như là que bùi nhùi tẩm xăng) vái 3 vái trước quan tài, sau đó "biểu diễn nghệ thuật" bằng cách ngậm lửa, phun lửa, đốt lửa quanh người,... Cứ sau mỗi bài biểu diễn thiên hạ (kể cả người đeo khăn tang) vỗ tay hoan hô ầm ỹ, khuôn mặt ai cũng hoan hỉ, chưa kể khách du lịch trong và ngoài nước xem xung quanh, ai thây vui mắt lại cho thêm tiền. Đội "quân nhạc" thì toàn hành khúc nhạc trẻ, như kiểu "Người đến từ Triều Châu" ý. Mình không thể tin được những gì diễn ra trước mắt, nên hỏi 1 cô bán hàng đối diện. Cô nói "không phải ai cũng mướn được người ta về biểu diễn như thế đâu. Gia đình người ta có nhiều tiền mới làm được đấy" Vấn đề là, việc đó gắn với "nỗi buồn" của nhà có đám như thế nào? Có ai từng chứng kiến và giải thích được không nhỉ? Cái này còn hơn cả bó tay chấm cơm!
Còn cái này thì không lạ, nhưng cũng mới. Đó là việc gặp lại cô bạn cũ. Nhớ ngày xưa chị em cùng thi nên chơi với nhau. Rồi em đi Pháp học. Về em vào Sài gòn lập nghiệp. Đến mình đi học, về nhà vẫn chẳng được gặp nhau. Mình nhớ khoảng 4 năm nhưng hình như con số là 6. 6 năm không gặp nhau. Em thay đổi quá nhiều. Mình cũng thế. Chững chạc hơn, già dặn hơn, em không còn vang vọng đâu đây giọng nói nũng nịu. Cũng tới 6 năm em sống một mình. Dòng đời đưa đẩy số phận mỗi con người như thế đấy. Em quen sống ở đây rồi, nói giờ ra Bắc không chịu được cái rét, không chịu được phong cách sống và hành vi ứng xử. Em nói đùa "mất gốc rồi chị ạh". Nhưng cuộc sống vốn lấy đi của người ta cái này và bù lại cái khác. Biết cái gì hơn cái gì. Phải không em?
Sài gòn 1 đêm mà bao chuyện để nói. Sài gòn ơi!
5 comments:
Người Sài gòn cho rằng khi một người mất đi thì họ được thoát khỏi bụi trần, lên Niết Bàn hay Thiên Đàn gì gì đó. Do đó nên chúc mừng người mất.
Đứng dưới góc nhìn của người miền Bắc cho rằng đó là kỳ dị. Cũng tương tự người Anh sang đến Mỹ cho rằng người Mỹ kỳ dị khi lái xe bên tay phải.
@ anh Chon: o Da Nang moi nguoi cung lam the ha anh? Lession for me :)
@ nang Huong: em cung dinh vao day, chac khoang chuc nam nua :))
Nam Tien de. Vao Si Gon lap nghiep de. ^^
Về đám ma, miền Trung giống với miền Bắc. Lúc mới vào TPHCM, anh cũng ngạc nhiên lắm ý. Nếu vào lập nghiệp/sống ở TPHCM 1 thời gian dài thì thấy được nhiều cái khác biệt và thú vị lắm. hehe.
Đúng là lúc đầu thì hơi phản cảm, anh ạ :(
Post a Comment