Người Philippines…
Dẫu gì tôi cũng ở với người Philippines được 6 tháng. 6 tháng trời chưa phải là nhiều, nhưng cũng không phải là ít để nhận ra một vài điểm chung trong tính cách của họ. Nói đây là tính cách của người Philippines nói chung thì hơi … ngoa, nhưng đó là những gì tôi thấy từ những mối quan hệ trong cuộc sống thường nhật của các bạn này.
1. Các bạn đặc biệt thích … mượn tiền và sau đó quên … không trả. Tôi có nghe một người khác nói rằng, người Phillipines rất thích vay tiền người khác mặc dù mình vẫn có, và đến bây giờ thì tôi tin điều đó là có thật. Ví dụ như:
- Tiền học bổng thì ai cũng nhận được như nhau, mà theo tôi nhìn thấy thì họ chả tiêu gì nhiều. Ấy thế nhưng họ vay mượn lung tung. Có bác vay 400€ để hỗ trợ mua cái laptop, hứa cuối tháng có học bổng thì trả. Ấy thế mà, bác đầu tư mua con laptop (và các phụ tùng khác kèm theo) mất 2000€. Choáng! Bác kêu để sau này về nhà vẽ đồ họa. Chúng tôi ngất ngư… Thực tình trình độ IT cuả bác … lùn lắm cơ, gi gỉ gì gi cái gì cũng không biết, hix. Quay trở lại chuyện tiền nhé, cuối tháng đó bác chẳng nói gì, rồi đến cuối tháng sau, bác bảo chồng chưa gửi tiền sang nên phải chờ giữa tháng sau nữa. Giữa tháng sau nữa, đòi thì bác bảo, chồng bác đã gửi tiền sang rồi nhưng phải chờ thủ tục ngân hang thêm vài ngày nữa. Lại kiên nhẫn ngồi chờ vài cái vài ngày như thế, cuối cùng, đến ngày học bổng về, các chủ nợ đòi cật lực, bác mới lục tục đi rút tiền về trả. Các chủ nợ đều thở phào nhẹ nhõm. Trong các chủ nợ đấy có một phần là tôi đấy! Mọi người cứ bảo tồi mà đòi được bác ý tiền thì mọi người ăn mừng. Hehe, may quá cuối cùng thì tiền cũng về được với chủ của nó! Cách đây vài ngày, bác lại diễn vở đó (y hệt luôn!) với 1 người bạn khác. Nhưng chẳng lẽ lại không cho vay? Mặc dù đã phải cảnh báo bác ý trước là phải trả sớm trong tuần nhưng tôi không hy vọng điều đó xảy ra. Để chờ xem kết quả thế nào nhé!
- Có một bác khác vay 100€ từ tháng đầu tiên đến đây, nói rằng 2 tháng sau thì trả. 100€ có đáng gì so với học bổng nhận được đâu. Thế mà 2 tháng sau chả thấy bác nói gì. Chủ nợ gặng hỏi vài lần, thì vào một ngày đẹp trời, bác trả 100€. Nhưng chỉ vài giây sau, nghĩ thế nào, bác lại hỏi vay lại 50€. Ngộ không? Và tất nhiên. 50€ đấy bây giờ vẫn thuộc về … con nợ!
- Một trường hợp khác cũng rất thủ vị. Cũng là một bác vay tiền, 100€, ngay sau 3 ngày đến nước Đức. Bác cũng nói 2-3 tháng sau sẽ trả. Nhưng đã gần 6 tháng trôi qua mà bác không hề nhắc lại chuyện đó, và cũng không trả lại tiền. Trong khi đó, bác vẫn ăn uống phè phỡn, vẫn đi du lịch đó đây… Tôi không tin là bác không có tiền để trả!
- Cũng lại là một bác già. Bác vay cũng 100€, cũng hứa một thời gian sẽ trả. Sau quãng thời gian đó khá lâu, bác lột ví trả … 50€. Chủ nợ kiên nhẫn chờ thêm một thời gian nữa. Thỉnh thoảng nhắc khéo, một hôm, bác rút 49€ ra trả, nói “Còn 1€ nữa, tao sẽ trả mày sau.” Nghe như chuyện đùa!?! Tôi phải khích chủ nợ đòi nốt 1€, cũng là chuyện nửa đùa nửa thật, nhưng không để cho họ lợi dụng mình. Cuối cùng thì 1€ cũng đòi được, nhân một hôm bác rút ra vài đồng tiền xu….
- Bây giờ thì đến nhứng khoản bé hơn. Người Philippines nghiện Coca cola và Mac Donald, cái đó chắc ai cũng biết. Cứ mỗi lần muốn ăn hoặc uống mấy đồ này, thay vì về phòng lấy tiền, họ thường mượn chúng tôi. Có người ngại đòi vì nó chẳng đáng bao nhiêu, và dĩ nhiên là phần tiền đó một đi không trở lại… Thậm chí nếu chúng tôi đòi mà không đòi ráo riết, hoặc chỉ nhắc khéo một lần thì đảm bảo sẽ không bao giờ họ nhớ, và khoàn tiền đấy chắc chắn thuộc khoản “nợ khó đòi!”
2. Vẫn là chuyện tiền, tôi đã bị “dính” một lần với các đồng chí này. Số là, ai cũng có mobile nhưng không ai muốn dùng đồ của mình cả. Lúc đó, chúng tôi đang không ở Đức, và tất nhiên, gọi điện thoại sẽ tốn hơn nhiều (giống kiểu roaming của mình vậy). Trong một emergency case, các đồng chí ấy lấy điện thoại của tôi gọi, đã thế, còn buôn dưa lê, vèo cái hết sạch tiền trong tài khoản. Tôi băn khoăn lắm, một mình mình chịu mất tiền thì … không đành, nói với mọi người thì ngại họ bảo mình .. ky bo. Hỏi ý kiến một bác già (cũng người Philippines) thì bác ý nói để mọi người cùng share (nhưng tất nhiên, trừ bác ý ra!?!). Hix, những người khác thì ok, riêng mấy đồng chí Philippines thì có người trả thiếu tiền tôi, còn những người khác thì … kiên quyết … không trả. Thực tình họ không nói không trả, nhưng mỗi lần tôi đòi tiền, họ đều lảng đi chỗ khác hoặc chuyện khác, không hề có ý định trả tiền… Cú quá, có người bảo tôi đi đường vòng, và tôi thực hiện theo nó… May quá nó thành công! Hú vía!
3. Kể nhiều chuyện tiền quá không biết mọi người đọc có .. mệt không, nhưng các vẫn đề của mấy đồng chí Philippines vẫn dính dáng đến tiền. Nó liên quan cụ thể đến dịp Giáng Sinh. Người Philippines có truyền thống tặng quà nhau trong dịp Giáng Sinh, vì đa phần họ theo đạo. Cả lớp tôi cũng làm như thế. Và có quy định là: mỗi món quà không quá 5€. 5€ ở nhà thì mua được khối thứ đấy, nhưng thiệt tình, ở đây 5€ chả có nghĩa lý gì cả. Thôi thì mua cái gì tượng trưng tặng cho nhau cũng được, chúng tôi nghĩ thầm. Thế nhưng, các bạn này lại đưa ra một cái list, trong đó ai thích được tặng gì thì ghi ra. Thế thì còn gì là bất ngờ, là quà tặng nữa chứ. Đố ai biết các bạn ấy ghi gì? Người thì yêu cầu được tặng nước hoa, người thì thích webcam, người thì đòi headphone, người thì muốn có mũ… Nói chung toàn là những món quà mà với 5€ khó có thể mua được. Kỳ lạ chưa? Nhưng có một điều đáng chú ý thế này, họ ghi “Nếu vượt quá số tiền 5€ thì họ sẽ bù phần còn lại”. Thôi thì thôi, cứ thế mà làm. Khổ thân cái người mua quà, phải chọn quà làm sao để đúng với yêu cầu của họ, tốt nhất là không vượt quá số tiền yêu cầu, hoặc nếu vượt quá thì cũng không nhiều, để họ dễ dàng trả phần bù đấy. Thế mà, có một trường hợp thế này: một món quà theo đúng ước muốn trị giá 10€ (cái thấp nhất). Người mua quà “mặc cả” với người được tặng quà rằng, thôi thì họ phải bù 3€ (đáng nhẽ là 5€ đấy nhé, nhưng vì bạn kia không chịu bù hết, kêu đắt quá!). Ấy thế mà, thậm chí 3€ đấy cũng không biết đường về, vẫn nằm trong bị của bạn được tặng quà mà thôi (ấy là tính cho đến thời điểm này, khi mà tôi không thể không viết vài điều về các bạn!)
4. Các bạn này đặc biệt thích chữ kostenlos (nghĩa là, không mất tiền). Thú thực thì ai được cái gì mà không phải trả tiền thì cũng thích thôi, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Đằng này, khi có bất kỳ một gợi ý nào được đưa ra, câu hỏi đầu tiên của các bạn Philippines (mà không phải là nước khác) là “có phải mất tiền không?”. Nếu không thì họ rú lên ầm ỹ. Tôi không hề nói ngoa vì mỗi lần họ hét lên, tôi đều giật mình thon thót. Nhưng ngược lại, họ im lặng và rút lui ngay. Có một lần, chúng tôi đến thăm một vùng, nơi có một loại bánh rất đặc biệt được sản xuất tại đây. Chúng tôi thống nhất với nhau là mua về ăn thử. Nhưng không ai chịu bỏ tiền ra, cuối cùng tôi phải là người chi tiền và sẽ đòi lại họ sau. Cái bánh khá đắt. Nhưng ai cũng biết, chúng tôi không chỉ mua cái bánh mà mua cả thương hiệu của nó, thưởng thức cả nét truyền thống của địa phương đó. Nói chung, với chúng tôi, có cơ hội để thưởng thức bánh đó không phải là nhiều, vậy thì, số tiền đấy cũng chẳng thấm vào đâu. Hay đấy là cách suy nghĩ của riêng những người Việt Nam nhỉ? Tôi cũng chẳng biết nữa, chỉ biết rằng sau khi tôi mua xong, các bạn Philippines bảo thôi tao không ăn nữa, tao không chung tiền nữa. Nếu bạn là tôi, ở trường hợp đấy, bạn sẽ phản ứng thế nào? Mua bánh rồi, tiền trả rồi, bây giờ không chia nữa, thì ắt những người còn lại phải trả nhiều tiên hơn rôi… Tôi thực sẽ ngỡ ngàng trước những hành động ấy… Và, chúng tôi lặng lẽ chia nhau… Rồi đến ngày hôm sau, khi chúng tôi kể cho cô giáo nghe về cảm giác ăn cái bánh đó ngon như thế nào, có bạn còn “quên” mất mình đã từ chối trả tiền thế nào, hỏi tôi “Thế còn phần tao đâu?” Tôi lắc đầu quầy quậy, “Mày không trả tiền sao đòi ăn?”. Đúng là không thể hiểu nổi…
********************
Trên đây mới là một vài chuyện liên quan đên tiền nong của các bạn Philippines mà tôi đã gặp và đang sống cùng. Riêng chuyện ấy cũng là đề tài để chúng tôi thắc mắc rất nhiều mà không có lời giải đáp. Tất nhiên tôi biết rằng không phải người Philippines nào cũng như thế, nhưng hầu như những người ở đây đều có những … hành động.. tương tự nhau làm chúng tôi nghi ngờ vê cách sống của cả một thế hệ…
Nếu có bạn nào biết rõ về con người Philippines thì trao đổi với tôi nhé, vì tôi cũng muốn nghĩ tốt đẹp về tất cả mọi người…
0 comments:
Post a Comment