Đến thăm Bản Giang Mỗ (Hòa Bình)

Tết này, cả Ban rủ nhau đi du xuân trên Hòa Bình. Hòa Bình có Chùa Phật Quang, nơi lưu giữ cái chuông lớn thứ 3 Việt Nam. Nhưng Chùa lại đang xây, nên ngoài chuyện dâng hương cầu an, bạn sẽ chưa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp gì của Chùa cả. Từ vị trí cao nhất của Chùa, bạn có thể hướng tầm mắt về thành phố Hòa Bình, nhưng bạn có thể chưa nhìn thấy gì đẹp ở thành phố này cả, vỏn vẹn 1 cây cầu bắc qua Sông Đà nối 2 bên thành phố. Và hết.
Hoa Binh Town from above
3rd oldest bell in Vietnam

Ở Chùa Phật Quang, nếu không cẩn thận bạn có thể gặp phải sư giả ăn xin ở cổng chùa. Cũng có thể bạn nhầm đó là sư của chùa, nhưng theo mình hiểu thì nhà sư có đi khất thực cũng không bao giờ chìa bát, hoặc tay, vào người qua đường để xin tiền. Nữa là ngay tại cửa chùa, phật tử thập phương đã về đây dâng hương và lòng thành cầu xin những điều tốt đẹp, đã công đức để có thể xây được chùa đàng hoàng hơn, cớ gì mà đứng bên ngoài còn xin nữa.
Rời chùa Phật Quang, cả đoàn leo lên xe vào thăm bản Giang Mỗ. Theo tài liệu du lịch đọc được, bản này có hơn trăm nóc nhà, thuần khiết hương vị dân tộc Mường, với lối kiến trúc thuần dân tộc, nằm giữa 2 quả núi và bát ngát xanh. Những người dân Mường nơi đây sẽ đón bạn với tấm lòng thuần hậu, sẽ giới thiệu với bạn những gì là văn hóa của người dân Mường nơi đây.
Giang Mo mountainous village

Xe dừng lại khi nhìn thấy 1 tấm biển đơn giản 'Làng văn hóa du lịch Giang Mỗ", với 1 bãi đất trống nho nhỏ không ai trông coi. Yên vị xong, cả Ban tự tìm đường vào nhà 1 người dân đã đặt sẵn bữa trưa. Đón khách du lịch đầu tiên là 1 bà già móm mém, có cái răng chìa ra đến hơn 1cm, "mua cho bà cái này đi, cái kia đi". Chưa ai dám mua cả. Vì đói, phải măm đã. Khi tìm được đến nhà, mọi người được mời đầu tiên là 1 chén rượu do chủ nhà tự nấu. Không phải đặc trưng của người Mường Hòa Bình. Sau đó là món gà luộc, rau cải luộc và gạo nếp nương nấu cơm nếp (chứ không phải xôi như đã đặt). Chủ nhà phân trần rằng nếu nếu xôi thì sẽ rất lâu, và khô. Còn cơm nếp này thì nát. Chắc ăn cơm nát sẽ không bị đau dạ dầy. Người Mường cẩn thận quá!
Nhân thể nói chuyện ăn, quay lại màn đặt ăn trước Tết vài ngày. Đầu tiên, mình gọi điện thoại bàn. Một giọng già cất lên. Mình tưởng đàn ông. Hóa ra đàn bà. Chắc là mẹ của anh chủ nhà. Dĩ nhiên khoản ăn uống thì bà không biết gì rồi. Bà chuyển máy cho con cháu gái. Giọng ngây thơ, cháu bảo "Toàn gà nhà cháu nuôi thôi ạ". Nhưng cháu không biết giá tiền, nên cho số điện thoại di động của bố cháu. Gọi đến số này, mình được nghe nhac chờ là bài hát cầu vồng gì đó. Nghe mãi. Người Mường giờ xì tin tợn. Rồi thì bố cháu cũng nghe. Cũng hứng khởi. Khoe gà đồi ngon, chắc thịt. Hỏi đến giá, bố cháu bảo không biết đâu, phải đi tham khảo giá trong bản. Kết quả là 130k/con có lông (gà Hà nội thời điểm đó là 125k/con làm sẵn, cũng là gà nuôi nhưng không đi bộ). Bố cháu còn phân trần rằng "Nhà tôi nuôi được có 2 con. Tết sẽ ăn 1 con. Còn lại có 1 con, không đủ cho em, vì em đặt những 5 con kia mà, phải đi mua trong bản thôi". Thôi thì tết nhất, chẳng ai mặc cả làm gì, cắn răng đồng ý. Đến khi lên rồi, mình lại hỏi nhà năm nay nuôi được bao nhiêu con gà, anh chủ nói luôn được 15 con. Người Mường ơi là người Mường! Người Mường có tài nói dối mà chưa có tài giấu đuôi...
Nhà sàn của người Mường giờ được bê tông hóa phần nhiều. Do bản này được sở văn hóa - du lịch lựa chọn làm bản du lịch, đâm ra nhà nào cũng phải trưng bày mấy cái hiện vật của người Mường xưa, nhất là cái cối xay gạo, với lại mấy đồ vật trong nhà như cái chiêng nhỏ, hay mấy cái khăn, cái mũ, ..., nhưng chả ai giới thiệu gì (trừ phi được hỏi). Những sản vật như khăn, áo, mũ đấy chả biết người dân tộc Thái, Tày, ..., thế nào. Mà đắt ra phết. Giá toàn niêm yết bằng đô la. Không khéo bản này còn đô la hóa không chừng.
local products offers

Sau khi thưởng thức rau, xôi, gà đồi, mọi người rủ nhau đi ngắm bản. Đi được vài bước chân là hết. Vì chả có gì ngắm cả. Trước mặt là núi. Ruộng thì toèn hoen vài mảnh, trồng cây thưa thớt, đa phần là cây dại mọc. Các bạn thủ đô cứ chen nhau viết bài ca tụng trên mạng, chứ thực ra về ở đây trọn 1 ngày là chỉ có nước ra ngồi cầu thang nói chuyện với cún thôi. Xanh cũng chả bạt ngàn. Được mỗi cái không khí trong lành.
rice mortar of the local people

Măm rồi. Thăm rồi. Nghỉ ngơi rồi. Đến giờ chào tạm biệt chủ nhà ra về. Đi được vài bước, bỗng thấy 1 bác hớt hải "chặn đường", hỏi "Chủ đoàn đâu? Cho tôi tiền vé cả đoàn vào thăm bản du lịch, 4000/người!". Hơ hơ hơ... Không chỉ dẫn, không bản đồ, không hướng dẫn viên, không gì cả, mà vẫn còn thu được tiền. Hẳn nào mà người ta cứ tranh nhau làm làng du lịch. Ôi du lịch Việt Nam muôn năm!
Ra đến chỗ đậu xa. 2-3 bác xuất hiện, xin tiền xe. 5 xịch 1 chú. Giờ thì mọi người cứ hỏi nhau "Lúc vào mình có thấy ai trông xe đâu nhỉ?" Ôi có Chúa mới biêt!
----------------------------------
chi and cubi

0 comments:

Post a Comment