Dạy con tính phép nhân

Khi đã học thuộc lòng bảng cửu chương, có 1 cách dạy con học phép tính nhân khá dễ dàng, trước hết là phép nhân giữa 1 số có 2 chữ số (ví dụ, 57) với 1 số có 1 chữ số (ví dụ, 6).
Theo cách dạy thông thường ở trường phổ thông, bạn sẽ phải tính 6x7 trước, = 42, viết 2 nhớ 4, sau đó lấy 5x6=30 rồi cộng thêm 4 để có kết quả cuối cùng là 342.
Nhưng, giờ bạn có thể dạy con mình theo cách ngược lại. Nghĩa là, nhân hàng chục trước, hàng đơn vị sau.
Hàng chục: 5x6=30. Bạn viết số 3 ở hàng trăm, 0 ở hàng chục.
Hàng đơn vị: 7x6=42. Bạn viết số 4 ở hàng chục, 2 ở hàng đơn vị.
Cộng theo hàng dọc 2 số này, bạn sẽ có kết quả cuối cùng là 342.
Một lưu ý là, khi nhân với chữ số hàng chục, chữ số cuối cùng của kết quả luôn phải ở hàng chục. Trong ví dụ trên, ta thấy số 0 phải ở hàng chục.
Khi nhân với chữ số hàng đơn vị, chữ số cuối cùng của kết quả phải luôn ở hàng đơn vị. Trong ví dụ trên, ta thấy số 2 phải ở hàng đơn vị.
Trong toán học bảng tính, người ta gọi cách cộng này là cộng lùi cột. Nghĩa là, bạn không thể cộng 30 với 42 theo kiểu 3+4, 0+2, mà phải cộng lùi 42 đi 1 cột, để 3 hạ xuống, 0+4, 2 hạ xuống, và có kết quả cuối cùng là 342.
Nếu khi bạn nhân hàng chục, hoặc hàng đơn vị mà kết quả chỉ ra 1 con số, bạn phải nhớ mục lưu ý trên để không cộng nhầm cột.
Cách làm này hay hơn ở chỗ bạn không phải nhớ số khi nhân một chữ số. Khi nhân từng chữ số, bạn có thể viết ra giấy, và cộng lại dễ hơn nhiều so với cách dạy phổ thông thông thường. Khi quen, thậm chí bạn có thể tính nhẩm đối với kiểu nhân thế này nữa.
Cách làm này có thể áp dụng với số nhiều hơn 2 chữ số. Nhưng nhớ số còn lại chỉ có thể là 1 chữ số thôi nhé.
----------------------------------
 chi and cubi

0 comments:

Post a Comment