Một góc blog

Biết bao nhiêu dự định, biết bao nhiêu quyết tâm, để rồi blog mốc meo, heo hút. Chán nhể.
Vừa nãy nảy ra 1 ý định mới với cái blog thân yêu này, thế mà thử hoài chả được. Lại còn mạng mẽo nhảy cồ cồ như geangnam style. Ếch làm được gì. Lại chán tiếp.
Lướt qua stats của blog, thấy vấn đề quan tâm nhất của mọi người là dạy con cái học hành và học trò chia tay nhau thế nào. Mới thấy là, tuổi học trò lúc nào cũng mộng mơ, ảo tưởng, chia tay cứ phải cố viết cho được lòng nhau nhất, nhưng vốn từ, vốn sống còn hạn chế, nên vẫn phải luôn tìm xem "ai đó nói gì" còn bắt chước, hay khơi mào cảm xúc. Ngược lại, khi đã có con cái để chăm lo, người làm cha, làm mẹ thực tế hơn nhiều. Thay vì mực tím, hoa phượng, người ta tìm những thông tin khoa học hơn, facts and figures, những trải nghiệm thực tế, để lo cho con mình tốt hơn. Người Việt Nam vốn thế mà, cứ có con là lo hết cho nó, lo lạm cả phần lo cho vợ/chồng, bố/mẹ, và đương nhiên lo cho bản thân mình đứng thật thứ yếu. Có anh bạn 6X sống (một) mình, con cái lớn tướng ở với mẹ, dẫu bất mãn về công việc, dẫu có vài lời mời gọi vào hẳn trong nam làm việc, nhưng nhất định chả chịu đi, chỉ vì "không nỡ xa con". Nam-Bắc giờ có phải xa như đông bán cầu và tây bán cầu đâu, nhỉ? Hơn nữa, con còn nhỏ thì lo còn có lý, giờ chúng nó lớn hết rồi, có thể tự lo cho bản thân, mình cứ lo hoài cho nó, nó có hiểu không? Nó có lo lại cho mình được 1/10 mà mình lo cho nó không? Nhưng tục là thế. Khó cưỡng lắm.
Dạy trẻ con học hoài, mình muốn chia sẻ nhiều thứ lắm. Thế mà chả có lúc nào động vào blog, lúc vào được lại lắm việc phải làm, lúc thì lại trôi mất cảm hứng. Nhưng mà chắc mình sẽ viết thêm cái gì đó về đề tài dạy dỗ, hàng hót mà. Còn thiếu niên nhi đồng thì thôi. Mình tự cảm thấy mình đã già, khác hẳn với cái thời cách đây dăm bảy năm, lúc nào cũng hơn hớn, toe toét. Thấy mệt mỏi.
Không biết đây có phải là 1 bài cuối năm không nhỉ?
----------------------------------
 chi and cubi

4 comments:

Anonymous said...

Khi người ta lo lắng cho con cái, thật ra là người ta tìm thấy niềm vui trong đó . Anh bạn ví dụ ở trên , không hẳn là "hy sinh" sự nghiệp vì con, chẳng qua là anh không muốn "đánh đổi" cái sự nghiệp đó với cái niềm vui được gần gũi con cái hàng ngày. Các bậc cha mẹ, khi con cái lớn lên đến tầm 13-15 tuổi, đều có cảm giác hụt hẫng vì họ bị gạt ra khỏi niềm vui chăm sóc "trẻ con", vốn lâu nay được hưởng. Không có gì nghiêm trọng, họ sẽ tự học cách chăm sóc một người lớn .

Chỉ muốn nói, không hẳn "tục là thế". Đấy chỉ là niềm vui đời thường của các bậc cha mẹ. Nhưng chuyện sẽ trở thành vấn đề, nếu các bậc cha mẹ bắt đầu phàn nàn, "mình hy sinh vì nó như thế, chịu khó chịu khổ như thế, vất vả như thế, mà nó chẳng biết ơn gì cả". Thật ra họ chăm sóc con cái vì niềm vui của bản thân, vậy nên nếu con cái chăm lại là tốt. Nếu nó không chăm lại mình, cũng nên tự nhủ, mình từng có niềm vui và mục đích sống trong một giai đoạn của cuộc đời.

I-love-flamenco said...

Thực ra, mỗi người có 1 mục đích sống khác nhau, trong từng giai đoạn sống. Và để đạt được mục đích đó, người ta phải hy sinh mục đích khác. Đồng ý rằng chăm sóc con cái là niềm vui của bố mẹ, ngay cả khi con mình đã 50 tuổi. Truyền thống của người VN là "nước mắt chảy xuôi", bố mẹ luôn hy sinh bản thân mình cho con cái. Con cái lớn lên, cũng ở quanh bố mẹ, không giao du nhiều. Song, cuộc sống hiện đại cho người ta nhiều hơn thế, được đi nhiều hơn, cho người ta nhiều cơ hội hơn, vì thế, mong muốn nhiều hơn là thuần túy ở cạnh bố mẹ. Truyền thống chăm sóc bố mẹ già vì thế cũng vơi đi. Vì thế, bố mẹ già thời nay thường hay hụt hẫng, vì "mình hy sinh vì nó như thế, mà giờ nó nỡ không chăm mình". Để bớt cái sự hụt hẫng mà mình có thể gặp phải, bố mẹ cũng nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, thay vì lúc nào cũng chỉ chăm chăm lo cho con cái. Thực tế là, càng ngày, sự gắn kết giữa các thế hệ ở VN càng trở nên mờ nhạt.

Mẹ Yêu Con said...

Ngoài ra mình cũng thấy người VN mình bảo bọc con cái quá. Nhất là con trai dù có lớn thế nào bố mẹ cũng lo lắng, sắm sửa cho hết. Con mình sai đáng lẽ phải để cho nó sửa chứ đằng này lúc nào cũng biện minh rồi giúp nó sửa chữa. Vì thế nếu nó đã sai nó sẽ sai tiếp và không bao giờ hối hận

I-love-flamenco said...

Lo lắng thì đúng, nhưng biện minh cho những hành động sai trái của con cái hay sửa sai giúp con là 1 thói quen vô cùng phản khoa học, vì làm như thế, vô tình bạn khiến con hiểu rằng "không làm cũng chẳng chết". Có điều, mình vô cùng băn khoăn việc "đánh hay không đánh" khi dạy con...

Post a Comment