Nguyên nhân thứ nhất là vì mình không có máy tính. Cái máy cũ thì đột nhiên chết. Không rõ nguyên do. Người ta gọi là đột tử đó. Ôm về được 3 tờ tiền mỏng tang.
Nguyên nhân thứ hai là lười. Mobile chưa biết viết tiếng việt, vì thế không thể nhẩn nha gõ từng chữ bằng điện thoại. Có thể nói cái này là hậu quả của nguyên nhân trước.
Nguyên nhân thứ ba là không có hứng. Cũng có những lúc nghe câu chuyện bác lái taxi bất mãn chế độ thì cũng muốn lưu lại vài dòng, hay những ức chế trong công việc, cuộc sống, cũng muốn xả ra cho nhẹ người, song việc lu bu rồi cũng không dưng chạy tuột khỏi ổ hứng lúc nào chả rõ.
Thôi thì hôm nay đã nói rõ lý do vì sao mà để blog mốc meo thế này. Chí ít thì mình cũng đã có 1 chú máy tính mới, khá hài lòng. Chắc là từ rày mình sẽ lọ mọ thiết kế nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, sẽ mua (hay mượn, mà cái này hay hơn) nhiều phim về xem, giải tỏa nỗi bức xúc không có TV riêng trong phòng, hmà cả nhà lại chỉ suốt ngày xem VCTV2.
Nói thêm cho nó dài, hôm nay mình được đi thăm Bảo tàng Hà nội, Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN và Thiên đường Bảo Sơn. Nhìn chung thì thế này:
- Bảo tàng HN làm mình nhớ lại hình ảnh Tòa nhà quốc hội Đức tại Berlin. Cấu trúc bên trong nhìn sơ qua thì tương tự, ở tầng trên có thể quan sát toàn bộ tầng dưới, dùng đường đi vòng quanh tòa nhà làm đường đi bộ cho khách tham quan. Thực ra đây là 1 địa điểm du lịch mới của Hà Nội, cũng đáng để đi xem. Sau này Chi lớn nhất định mình sẽ cho đi thực tế để có thể học lịch sử tốt hơn. Nhưng, gạch lát bên ngoài đã có 1 vài ô đã bong rồi. Sàn nhà bên trong thì như nhìn đã trải qua 10 năm hoạt động. Chất kết dính gạch lát đã bong 1 vài chỗ. Thất vọng nhất có lẽ là toilet quá bé, không thể phục vụ cho khoảng 200 khách tham quan có nhu cầu cùng lúc.
- Làng văn hóa du lịch thì sơ khai khủng khiếp. Chắc mới chỉ chỉnh trang 1 tý ty để kịp chào mừng Đại lễ thôi. Người VN cũng buồn cười. Cơ chế lãnh đạo của VN cũng buồn cười. 1 công trình xây dựng cũng như 1 đứa con, cũng phải nhào nặn, cũng phải chăm sóc, đủ 9 tháng 10 ngày mới ra. Đằng này, kiểu như mẹ để phôi thai tự lớn, làm thế nào lấy được thức ăn, chất bổ, đại loại thế, để mà sống và phát triển là chuyện của thai. Mẹ ép con ra sớm, ra muộn theo ý muốn của mình, vì lợi ích của mình, mà chả quan tâm xem con đã đủ lớn chưa, đã sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời chưa. Nếu có thật 1 bà mẹ như thế chắc chắn bị xã hội lên án lâu rồi. Đằng này, vẫn tồn tại như thế bao nhiêu năm nay. Quay lại chuyện làng văn hóa, mới có mấy ngôi nhà rông rải rác trên đường vào làng. Ở đó, người ta quảng cáo có mô hình người dân tộc đó sống như thế nào. Nhưng mình bước vào 2 nhà rông và thấy 1 bên gió lùa 4 hướng, trong không có gì, 1 bên liếp kín mít, bên trong có 1 cái bếp củi, bên trên là vài bắp ngô giống, vài cọng rơm. Chả hiểu gì được hơn. Chả thấy gì được hơn. Có chăng làng này được địa thế đẹp, có núi, có hồ, khí hậu mát lành. Chỗ ăn uống thì khỏi chê, vì chả thấy cái nào gọi là bếp, sơ chế, chỉ thấy các liền anh liền chị thi nhau bốc chuẩn bị cơm cho khách, thực đơn thì quên loạn lên, ví dụ như xôi ruốc chỉ có xôi, vừng bỏ ra không phải để ăn với măng xào,...
- Thiên đường Bảo Sơn: cái này nghe quảng cáo cũng hơi hấp dẫn, nhưng vì đường xa, và những lời nhận xét không hay cũng khối trên mạng, nên mình vẫn chưa mục sở thị, cho tới tận hôm nay. Mình chỉ đi có 2 trò, đều mất thêm tiền cả, chứ không chỉ đi ngắm với 50k cơ quan cho. Ấy là trò Thủy cung, và phim XD. Thủy cung thì mình cũng đã đi 1 vài nơi, hơi thất vọng vì hệ sinh vật ở đây còn bé quá, con nào cũng như để trong bể cá gia đình. Chỗ ở thì chật vô cùng, làm cho cô bé đi cùng phải thốt lên "Có chỗ quá ít con, có chỗ quá nhiều con, hay chỗ ít là chỗ ngày trước cũng nhiều, nhưng vì sống chật chội quá nên tiêu rồi?". Cái dở nữa, mà có lẽ là dở nhất, là chất lượng xây dựng quá ẩu, vết sơn/vôi vẫn còn vương khắp nơi trong các hộp chứa, ống nước thì lộ mồn một, gạch thì rong rêu, bẩn thỉu không lau chùi, kính cũng không lau chùi gì nên rất bụi. Nếu mọi thứ tốt hơn, sau này nhất định sẽ cho bọn trẻ con đến đây học hỏi. Nếu ngược lại, say goodbye :)
----------------------------------
0 comments:
Post a Comment